Đánh giá những tác động của các cam kết quốc tế đến hoạch định

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 52 - 53)

6. Kết cấu của luận án

1.2.3.3. Đánh giá những tác động của các cam kết quốc tế đến hoạch định

chính sách tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo

Hiệp định Nông nghiệp có một số điều khoản ưu đãi cho các nước đang phát triển như Việt Nam, chủ yếu là mở rộng diện trợ cấp được phép thực hiện cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Cụ thể:

Đối với trợ cấp trong nước:

Các loại trợ cấp sau đây tại các nước đang phát triển sẽ không bị kiện chống trợ cấp (và không bị áp dụng thuế đối kháng) ở nước nhập khẩu trừ trường hợp gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại cho nước nhập khẩu đó:

- Trợ cấp đầu tư thông thường cho nông nghiệp;

- Trợ cấp “đầu vào” của sản xuất cho người trực tiếp sản xuất ở các vùng nghèo tài nguyên, thiếu nguồn lực hoặc thu nhập thấp;

- Trợ cấp đa dạng hoá cây trồng trong chương trình tiêu huỷ một số loại cây có chất ma tuý…

Trong trường hợp nước đang phát triển, trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài (cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp để xuất khẩu…) và trợ cấp vận tải nội địa và quốc tế cho hàng xuất khẩu sẽ không bị xếp vào các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Là nước đang phát triển, Việt Nam cũng được hưởng những “hình thức đối xử đặc biệt” này.

Về thuế quan, về lâu dài Việt Nam cam kết ràng buộc về thuế quan với tất cả các hàng nông sản. Thuế suất trung bình đơn giản với tất cả các mặt hàng nông sản sẽ phải giảm đáng kể so với mức thuế hiện hành. Việt Nam chỉ có thể duy trì được thuế suất nhập khẩu cao trên 40% cho một vài nông sản và sản phẩm nông sản (trong thời gian cam kết). Đồng thời, với việc hạ thuế quan, Việt Nam cần áp dụng một số hình thức thuế quan đã được quốc tế thừa nhận như: thuế thời vụ, thuế tuyệt đối, vv…

Chính những cam kết quốc tế này làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu gạo phù hợp.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 52 - 53)