Năng lực xuất khẩu gạo ĐBSCL

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 77 - 78)

6. Kết cấu của luận án

2.2.3 Năng lực xuất khẩu gạo ĐBSCL

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay là Thái Lan. Đây là nước có khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất và có nhiều lợi thế hơn Việt Nam trên nhiều mặt, đặc biệt về chất lượng – phẩm cấp, hơn nữa họ đã thiết lập được hệ thống thị trường xuất khẩu khá ổn định.

Những năm gần đây thị phần xuất khẩu gạo (thị phần tuyệt đối) của nước ta trên thế giới ngày một tăng (từ 15,79% niên vụ 2007/2008 lên 21,73% niên vụ 2009/2010 và dự kiến 19,14% niên vụ 2010/2011). Nếu so với đối thủ cạnh tranh

trong xuất khẩu gạo là Thái Lan thì thị phần xuất khẩu gạo (thị phần tương đối) của Việt Nam cũng ngày càng tăng, phản ánh độ lớn và sức mạnh của gạo xuất khẩu Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh (Thái Lan). Chẳng hạn, niên vụ 2006/2007, 2007/2008 thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam là khoảng 46 – 47%, nhưng đến niên vụ 2008/2009, 2009/2010 đã tăng lên từ 69,42-76,47%, và niên vụ 2010/2011 dự báo là 59,79%.

Bảng 2.6 Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam niên vụ 2007/2008 - 2010/2011

2007/2008 2008/2009 2009/2010 2010/2011 (Dự báo)

Thế giới (triệu tấn) 29,70 29,20 29,90 30,30

Việt Nam (triệu tấn) 4,649 5,950 6,500 5,800

Thị phần (%) 15,79 20,37 21,73 19,14

Nguồn: Báo cáo thường niên ngành gạo Việt Nam năm 2010 và triển vọng 2011

Bảng 2.7 Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan niên vụ 2007/2008 – 2010/2011

2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11

Thailand (triệu tấn) 9.557 10.011 8.570 8.500 9.700

Vietnam (triệu tấn) 4.522 4.649 5.950 6.500 5.800

Thị phần (%) 47,31 46,43 69,42 76,47 59,79

Nguồn: AGROINFO tổng hợp từ USDA

Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng có thể dựa vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w