6. Kết cấu của luận án
1.2.1.2. Phân phối, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ quá
trình hoạt động xuất khẩu gạo
Với chức năng phân phối và giám đốc của tài chính, các khâu của hệ thống tài chính và cả hệ thống tài chính đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nguồn tài chính được phân phối, sử dụng một cách tối ưu, tiết kiệm và có hiệu quả theo các mục tiêu của hoạt động xuất khẩu gạo.
Trong hoàn cảnh các nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động xuất khẩu gạo đang còn khan hiếm so với nhu cầu như ở nước ta thì vai trò phân phối, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính càng có ý nghĩa quan trọng. Khi xem xét vai trò này của tài chính, mục tiêu cần đạt được là các chính sách, giải pháp tài chính là phải tối đa hoá hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình hoạt động xuất khẩu gạo.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gạo ở đây phải là tiêu chuẩn hiệu quả tổng hợp nhưng hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu.
Trong mọi điều kiện, yêu cầu đặt ra đối với quá trình phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính là phải đạt được hiệu quả sử dụng nguồn lực cao nhất.
Bởi lẽ:
- Các nguồn lực tài chính phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động xuất khẩu gạo đang còn khan hiếm so với nhu cầu.
- Các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo trên phạm vi cả nước cũng như ở khu vực nông thôn nhìn chung có năng lực đầu tư cũng như năng lực quản trị kinh doanh còn yếu.
Trong thực tế, những thách thức và trở ngại đặt ra đối với hệ thống tài chính gây khó khăn và trở ngại cho việc thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ quá trình hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay là do các vấn đề sau đây:
- Nguồn vốn đầu tư từ NSNN còn hạn chế so với nhu cầu về vốn, trong khi đó việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thất thoát, lãng phí
trong đầu tư còn nhiều;
- Các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán còn chưa phát triển nên nguồn vốn tín dụng của NHTM là kênh tài trợ chủ yếu cho các DN. Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng NHTM hiện nay mới chủ yếu dành cho đầu tư ngắn hạn, tỷ trọng đầu tư dài hạn còn thấp; khả năng tiếp cận của các chủ thể kinh tế đối với nguồn vốn của các NH còn rất nhiều “rào cản” phải vượt qua;
- Các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa cho đầu tư phát triển kinh tế, vốn của doanh nghiệp, của dân cư còn tập trung nhiều vào các lĩnh vực có lợi ích ngắn hạn, đầu tư còn mang nặng tính tự phát, chưa chú trọng đến đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực trọng điểm để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm gạo, nhất là gạo xuất khẩu.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế, nhất là việc phân phối và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước còn mang tính bình quân, dàn trải, hiệu quả thấp thì việc thực hiện vai trò phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ quá trình hoạt động xuất khẩu gạo càng có ý nghĩa quan trọng