Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 162 - 164)

6. Kết cấu của luận án

3.5.1 Đối với Chính phủ

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm, có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn trong phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Trong hàng chục năm qua nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước (Chính phủ) cũng như các địa phương trong vùng và nhân dân mà các tiềm năng, lợi thế của vùng này được khai thác ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có của vùng thì những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu gạo của vùng ĐBSCL hiện nay là từ phía nhà nước như đã trình bày ở chương 2.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam nhất là nông dân trồng lúa. Trước sức ép đòi giảm bớt trợ cấp nông nghiệp và mở cửa thị trường cho hàng hóa nông sản khi trở thành thành viên WTO, nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý. Vì vậy, những giải pháp tài chính hỗ trợ hữu hiệu cho xuất khẩu gạo gắn với những cam kết khi hội nhập là thực sự cần thiết. Để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của vùng này, đề tài xin có một số kiến nghị với Chính phủ như sau:

1, Cần chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành và các tỉnh thuộc ĐBSCL trong việc hoàn thiện quy hoạch 1 triệu ha trồng lúa xuất khẩu (vấn đề này đã có chủ trương từ nhiều năm nay). Trước mắt cần đánh giá lại quá trình thực hiện chủ trương để có phương án tiếp tục thực hiện quy hoạch, để chủ trương quy hoạch 1 triệu ha trồng lúa xuất khẩu sớm đi vào cuộc sống. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu phát triển nguồn gen cây trồng sẽ bao gồm xác định các giống lúa cải tiến hiện nay có khả năng chống chịu ngập (trong quá trình nảy mầm, lũ ngập một phần, và ngập hoàn toàn) và chống chịu mặn để thích ứng sự thay đổi khí hậu, ảnh hưởng của nước biển dâng. Từ đó, tạo chọn các giống mới và các dòng triển vọng, đáp ứng các mối đe dọa mới.

2, Trên có sở quy hoạch, chính phủ cần có quy hoạch xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu gạo theo hướng hiện đại, động bộ, liên kết với nhau theo chuỗi giá trị toàn cầu đối với gạo xuất khẩu.

3, Chỉ đạo các bộ ngành và các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL trong việc nghiên cứu tổng kết việc thực hiện mô hình liên kết tiêu thụ lúa gạo gắn với việc xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”. Để loại bỏ những phi lý trong các mô hình tiêu thụ lúa gạo phục vụ xuất khẩu hiện nay cần xây dựng mô hình liên kết để cộng đồng trách nhiệm, công đồng lợi ích và chia sẻ rủi ro trong xuất khẩu gạo thì mô hình liên kết trên là sự lựa chọn phù hợp. Khi xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ mô hình liên kết trên thì cần tiến tới cho phép tất cả những nông dân (hộ gia đình, trang trại) sản xuất trên cánh đồng mẫu

lớn trở thành cổ đông của công ty (doanh nghiệp) xuất khẩu gạo. Khi những nông dân trồng lúa trở thành “công nhân ngoài ràng rào” thì sẽ cộng đồng được trách nhiệm và lợi ích của họ với việc nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững sản xuất và xuất khẩu gạo.

4, Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo theo hướng các đơn vị tham gia xuất khẩu phải liên kết với nông dân trồng lúa, phải xây dựng được mô hình liên kết như đã đề xuất ở trên. Trong hoàn thiện hệ thống tổ chức cần có sự đánh giá lại vai trò của Hiệp hội Lương thực VN (VFA) để có đề án tổ chức phù hợp nhằm đề cao trách nhiệm của hiệp hội trong hoạt động xuất khẩu lương thực, nhất là quan tâm đến bảo vệ lợi ích của nông dân trồng lúa, tránh tình trạng độc quyền như hiện nay. 5, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành có liên quan đến phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đánh giá lại những nhiệm vụ của bộ ngành mình được Chính phủ giao đối với lĩnh vực này, như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước. Một trong những vấn đề mà Chính phủ phải hết sức quan tâm là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành có liên quan đến phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL hiện nay.

Chính phủ cần sớm nghiên cứu thành lập “quỹ hỗ trợ sản xuất” đối với sản xuất và tiêu thụ lúa gạo như đã có ý kiến đề xuất và nghiên cứu ý kiến của Đồng Tháp về thành lập “ngân hàng lúa gạo” để có tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 162 - 164)