Chất lượng gạo xuất khẩu (chênh lệch về chất lượng so với đối thủ

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 79 - 81)

6. Kết cấu của luận án

2.2.3.2. Chất lượng gạo xuất khẩu (chênh lệch về chất lượng so với đối thủ

cạnh tranh)

Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao về cả chất lượng gạo và chất lượng chế biến (phân theo tỉ lệ tấm). Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng trung bình, tỷ lệ tấm cao trên 25% chiếm đến 80-90% tổng sản lượng gạo nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp. Hiện nay, loại gạo xuất khẩu có chất lượng cao là loại hạt dài, ít bạc bụng, với tỉ lệ tấm thấp (từ 5-10%) đã chiếm tỉ trọng lớn, có xu hướng tăng dần, trong khi đó gạo có chất lượng trung bình (hạt tròn, bạc bụng, tỉ lệ tấm trên 10%) ngày càng có xu hướng giảm dần. Cụ thể, các loại gạo chất lượng cao như 5% tấm năm 2010 chiếm 33,66%, gạo 15% tấm là 20,84%. Có được điều này là do quá trình đầu tư vào khâu lựa chọn giống lúa cho năng suất cao để đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, gạo Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu sang các nước đang phát triển ở châu Á, còn các

nước đòi hỏi gạo chất lượng cao Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được và gần đây các thị trường này nhập khẩu gạo từ Việt Nam có xu hướng giảm ( bảng 2.4). Những hạn chế về chất lượng gạo như không hợp thị hiếu với các thị trường có sức mua cao như Hàn Quốc, EU, Nhật…nên sức cạnh tranh thấp. Gạo Việt Nam có một số nhược điểm chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng các nước phát triển có thu nhập cao là:

+ Độ trắng không đều do khâu chọn giống và quá trình thu mua lẻ tẻ. + Tỷ lệ thóc còn cao, thường 30-50 hạt/kg và còn lẫn tạp chất.

+ Tỷ lệ hạt non, bạc bụng còn cao và không đều trong các lô hàng. + Gạo hè – thu thường có độ ẩm cao.

+ Tỷ lệ hạt hư hỏng và biến màu thường cao trong mùa mưa. + Tỷ lệ gãy không đều do kỹ thuật bảo quản và xay xát còn thấp. + Chưa có gạo 100% hạt nguyên.

+ Bao bì, đóng gói, bốc xếp, bảo quản và điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo.

Bảng 2.9 Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 Các loại gạo xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu

(nghìn tấn) Tỷ lệ (%)

Gạo 5% tấm 2.222,900 33,66

Gạo 7-10% tấm 56,234 0,85

Gạo 15% tấm 1.375,801 20,84

Gạo 25% tấm 2.157,109 32,67

Gạo thơm các loại 172,568 2,61

Nếp 113,652 1,72

Tấm 251,256 3,81

Các loại khác 253,673 3,84

Tổng cộng 6.603,193 100,00

Nguồn: AGROINFO tổng hợp số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Trong tổng số 6,603 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, gạo 5% tấm hiện dẫn đầu với khối lượng 2,22 triệu tấn, chiếm 33,66%; tiếp theo là gạo 25% tấm với khối lượng 2,16 triệu tấn, chiếm 32,67%; gạo 15% tấm 1,38 triệu tấn, chiếm 20,84%. Trong khi đó lượng gạo thơm và gạo nếp xuất khẩu chỉ vào khoảng 287 nghìn tấn, chiếm chưa đến 5% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, những năm gần đây cơ cấu gạo xuất khẩu có chất lượng cao đã tăng đáng kể so với

những năm đầu nước ta tham gia xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, những loại gạo chất lượng cao mà các nước xuất khẩu rất chú trọng như Thái Lan thì Việt Nam chưa vươn tới được. Hiện nay xuất khẩu gạo đồ và gạo thơm vẫn là lợi thế của Thái Lan, với tỷ trọng chiếm hơn 70% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w