Tạo lập nguồn tài chính để tài trợ cho quá trình hoạt động xuất

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu của luận án

1.2.1.1. Tạo lập nguồn tài chính để tài trợ cho quá trình hoạt động xuất

vấn đề chủ yếu sau:

1.2.1.1. Tạo lập nguồn tài chính để tài trợ cho quá trình hoạt động xuất khẩugạo gạo

Mục tiêu cần đạt được là huy động được các nguồn lực tài chính tiềm năng trong nền kinh tế của mọi thành phần kinh tế, khai thông các dòng chảy của vốn, tạo lập các kênh dẫn vốn và tập trung các nguồn tài chính phục vụ cho các mục tiêu đặt ra trong hoạt động xuất khẩu gạo.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc tạo lập nguồn tài chính để hỗ trợ cho quá trình xuất khẩu gạo là vấn đề cấp thiết, bởi các lý do sau:

Ngành hàng xuất khẩu gạo mặc dầu đã hình thành và phát triển khá lâu dài ở Việt Nam, với quy mô khá lớn và phân bố rộng khắp trên các vùng lãnh thổ của đất nước nhưng tiềm lực tài chính còn rất hạn chế. Cho đến nay các tổng công ty lương thực lớn vẫn chưa có khả năng đầu tư đồng bộ cho hoạt động xuất khẩu gạo mà vẫn phụ thuộc vào đầu tư hỗ trợ từ phía nhà nước, chưa có khả năng chủ động trong đầu tư xây dựng ngành hàng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Phần lớn các tổng công ty và công ty xuất khẩu lương thực phải mua gạo qua trung gian, chưa có khả năng đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống chế biến, bảo quản hiện đại để dảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu và chủ động nguồn hàng trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu có lợi.

Xét rộng ra trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nguồn lực tài chính nhà nước đưa vào sử dụng cũng rất hạn chế, nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại đòi hỏi ngày càng lớn. Mặt khác, đầu tư vào hoạt động xuất khẩu gạo có nhiều khó khăn và rủi ro cao so với các lĩnh vực đầu tư khác.

Đầu tư vào hoạt động xuất khẩu gạo rủi ro cao, vì phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp có liên quan nhiều đến tự nhiên. Ngoài ra, còn có những rủi ro tiềm ẩn lớn do thị trường xuất khẩu gạo bấp bênh, do trình độ kinh doanh còn non yếu và thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể kinh tế có liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta hiện nay.

Hoạt động xuất khẩu gạo đòi hỏi chi phí cao, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau cũng là trở ngại cho việc cung ứng vốn cho lĩnh vực hoạt động này. Do địa bàn hoạt động xuất khẩu gạo rộng, phân tán, nhiều vùng còn rất khó khăn về giao thông, hoạt động tiêu thụ gạo chịu ảnh hưởng của thời vụ thu hoạch nên không thường xuyên, từ đó làm cho chi phí giao dịch cao làm hạn chế việc thu hút các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư phục vụ quá trình hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay cũng có nhiều cơ hội. Đó là:

+ Các nguồn tài chính tiềm năng trong xã hội nói chung, trong nông thôn nói riêng vì nhiều lý do chưa được sử dụng vẫn còn khả năng lớn. Nếu có chủ trương và biện pháp đúng vẫn có thể khai thác và sử dụng các nguồn tài chính nhàn rỗi ở nông thôn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu gạo.

+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước về coi trọng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển sản xuất lương thực ngày càng đi vào cuộc sống nên ý thức của toàn xã hội đối với việc thực thi chính sách và giải pháp hỗ trợ về mọi mặt cho sự ổn định và phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng cao. Điều đó, một mặt tạo khả năng đầu tư từ phía Nhà nước vào nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng, mặt khác tạo môi trường và niềm tin cho các nhà đầu tư quyết định mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào phát triển kinh tế nông thôn nói chung và hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng.

+ Chủ trương của các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực đang hướng sự ưu tiên tài trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với nguồn vốn ngày càng lớn.

+ Ngoài ra, bản thân hoạt động xuất khẩu gạo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà là vấn đề chính trị, xã hội có liên quan đến cuộc sống của cả đất nước và của hàng chục triệu hộ nông dân đang sản xuất gạo nuôi sống xã hội. Hiện nay sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người xuất khẩu gạo đang có xu hướng gia tăng, người nông dân đang chịu nhiều áp lực và thua thiệt từ hoạt động xuất khẩu gạo bất bình đẳng hiện nay, nếu không sớm được giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong việc đảm bảo an ninh an ninh lương thực quốc gia và đời sống của hàng

chục triệu hộ nông dân trồng lúa, chênh lệch giàu nghèo sẽ có xu hướng gia tăng, từ đó tạo ra những bất ổn về xã hội.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w