Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 109 - 115)

6. Kết cấu của luận án

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, các giải pháp tài chính phục vụ xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL thời gian qua còn có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu gạo.

Có một số hạn chế sau:

- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL còn dàn trải, chưa tập trung vào những vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của sản xuất lúa gạo nói chung và sản xuất gạo xuất khẩu nói riêng. Theo chủ trương

của Chính phủ là quy hoạch ở ĐBSCL 1 triệu ha chuyên trồng lúa xuất khẩu nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Vì vậy, lúa gạo xuất khẩu của vùng hiện nay chủ yếu mua ở tất cả các vùng có khả năng trồng lúa nên chất lượng không đồng đều, không chủ động nguồn hàng và không có điều kiện để thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế kỹ thuật, tổ chức đối với một ngành hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu. Có quy hoạch thành vùng tập trung chuyên sản xuất phục vụ xuất khẩu mới có điều kiện để đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất hiện đại nhu thủy lợi, giao thông, hệ thống chế biến, bảo quản.v.v. Có vùng chuyên sản xuất cho xuất khẩu mới có điều kiện đầu tư ứng dụng công nghệ tiến bộ về giống, kỹ thuật cạnh tác, mới kiểm soát được quy trình sản xuất lúa gạo an toàn, mới có cơ sở cho việc xây dựng mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ lúa gạo. Đây là một trong những điểm yếu cơ bản của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay.

Có thể nói trong hàng chục năm qua nhà nước đã rất quan tâm đầu tư cho vùng ĐBSCL, trong đó đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư vẫn mang tính dàn trải và thiếu đồng bộ. Về nguyên tắc, trong điều kiện vốn đầu tư có hạn thì trong từng giai đoạn một cần xác định trọng tâm đầu tư cho nội dung nào có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu gạo. Nhưng trên thực tế những năm qua vốn đầu tư của nhà nước đã đầu tư cho tất cả các khâu và các công đoạn của quá trình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, như thủy lợi, cơ giới hóa, giống, công nghệ sau thu hoạch, mà không xác định được trọng tâm đầu tư trong từng giai đoạn là gì. Chẳng hạn, trong thời điểm hiện nay đầu tư của nhà nước nên tập trung vào nội dung nào của quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo vẫn chưa được khẳng định cụ thể.

- Đầu tư cho sản xuất gạo xuất khẩu chưa thật sự hướng tới nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh với gạo của Thái Lan và một số nước khác để có thể xâm nhập vào thị trường các nước phát triển. Hiện nay gạo Việt Nam chủ yếu vẫn xuất sang các nước có nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp ở châu Phi, châu Á, còn các nước có nền kinh tế phát triển gạo xuất khẩu chiếm tỷ trọng còn thấp.

- Đầu tư của nhà nước chưa thật sự quan tâm cho tất cả các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản xuất và xuất khẩu gạo. Trong những năm qua nhà nước quan tâm

đầu tư nhiều hơn ở khâu sản xuất ra gạo nhằm tăng năng suất và chất lượng gạo, chứ chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cho hoạt động có liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu, như nghiên cứu thị trường, quảng bá và xây dựng thượng hiệu gạo xuất khẩu. Vì vậy, gạo Việt Nam hiện nay xuất khẩu vẫn chưa có thương hiệu, nhiều lúc phải xuất khẩu phải thông qua nước thứ 3. Nhiều hợp đồng xuất khẩu không có lợi về giá do không nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường. Hiện tượng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá xuất khẩu của các nước khác không phải chỉ do chất lượng mà còn do những hoạt động có liên quan đến xuất khẩu.

- Nhà nước chưa có cơ chế đồng bộ có sức hấp dẫn cho việc thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu lúa gạo theo chuỗi giá trị. Chẳng hạn, việc cấp hạn ngạch xuất khẩu nhiều khi không căn cứ vào khả năng của đơn vị xuất khẩu mà giao theo kiểu ‘’xin cho”. Hiện nay ở ĐBSCL nhiều địa phương đang triển khai đầu tư xây dựng, cánh đồng mẫu lớn” một cách đồng bộ, từ đó tạo ra khối lương gạo xuất khẩu có chất lượng đảm bảo nhưng lại không được cấp hạn ngạch xuất khẩu. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp không có nguồn gạo xuất khẩu (chủ yếu thu mua của nông dân, của hàng hóa trên thị trường) lại được cấp hạn ngạnh xuất khẩu.

Những hạn chế trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan là do áp lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới ngày càng tăng, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều phần lớn là nước nghèo, tình hình kinh tế khó khăn nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến các nguồn viện trợ, nên chưa có tiền để mua… Vì vậy, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ lúa của nông dân.

- Từ phía nhà nước trong chỉ đạo thực hiện chiến lược phát tiển nông nghiệp, nhất là quy hoạch sản xuất lúa gạo xuất khẩu chưa thật sự kiên quyết nên để tình trạng hiện nay các vùng chuyên sản xuất gạo xuất khẩu vẫn chưa được hình thành. Tình trạng sản xuất lúa gạo tự phát vẫn diễn ra khá phổ biến ở ĐBSCL hiện nay. Trong nhiều năm trước đây khi xuất khẩu gạo có lợi thì nhiều địa phương nông dân đổ xô nhau chuyển sang trồng lúa. Vì vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lúa

gạo khó tiêu thụ và giá tiêu thụ bất lợi cho người sản xuất là do lúa bị dư thừa. Trong định hướng phát triển sản xuất lúa gạo hiện nay ở ĐBSCL là phải giảm bớt diện tích trồng lúa ở những vùng không có lợi thế để tập trung đầu tư cho những vùng có lợi thế sản xuất.

- Nhà nước chưa thật sự quan tâm trong việc đổi mới tổ chức sản xuất và xuất khẩu gạo theo hệ thống liên kết (liên kết theo chuỗi giá trị) mà chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, của các địa phương mang tính tự phát như Công ty cổ phần Docimexco (Đồng Tháp), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), Công ty TNHH Hưng Cúc ở Thái Bình.v.v.

- Cơ chế chính sách về xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập, còn nhiều kẻ hở dẫn đến đối tượng được hưởng lợi ích từ chính sách ưu đãi không phải là người nông dân trồng lúa mà là các đối tượng tham gia lưu thông như thương lái, các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt là chính sách mua lúa tạm trữ chính phủ thực hiện trong nhiều năm qua. Theo phản ánh của nhiều cán bộ quản lý ở các địa phương ĐBSCL thì chính sách mua lúa tạm trữ hiện nay đang rất bất cập, người đáng ra phải được hưởng lợi lại đang rất thiệt thòi. (đã trình bày cụ thể ở phần trên)

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, giữa các tổ chức có liên quan đến phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo, nhất là hoạt động xuất khẩu để sản xuất ra gạo xuất khẩu có liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều cấp chính quyền và các tổ chức khác nhau.

Muốn tạo ra hạt gạo đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu thì khâu quan trọng là giống và kỹ thuật canh tác. Nhưng việc nông dân sử dụng giống lúa hiện nay nhiều địa phương không kiểm soát được, thậm chí họ trồng cả những giống lúa không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như đã xảy ra ở vùng này. Từ hạt thóc muốn có hạt gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì khâu phơi sấy, bảo quản, xay xát, đánh bóng, đóng gói có vai trò rất quan trọng. Thế nhưng trên thực tế các hoạt động đó vẫn mang tính tự phát, chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chưa có sự liên kết với nhau để cùng tạo ra hạt gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Việc thực thi các chính sách liên quan đến xuất khẩu gạo chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau nên nông dân vẫn chưa được hưởng lợi, nhất là chính sách cho các

doanh nghiệp vay mua lúa tạm trữ không lãi suất hiện nay. Nếu chính sách đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) và các địa phương có nhiều lúa gạo xuất khẩu, với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, với các tổ chức của nông dân và với nông dân thì chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến người sản xuất và đảm bảo cho xuất khẩu gạo phát triển bền vững.

- Cấp phép tràn lan cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo dẫn đến tình trạng tranh mua lúa gạo, hoặc tìm cách dìm giá đối với nông dân khi thu hoạch khó tiêu thụ. Vấn đề này đã được Bộ Công thương thừa nhận và đã tiến hành rà soát để cơ cấu lại các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo hướng giảm bớt đầu mối tham gia, chỉ để lại những doanh nghiệp có đủ điều kiện.

- Hoạt động điều hành xuất khẩu còn lúng túng, vẫn mang nặng tính độc quyền và cơ chế ”xin cho” trong việc cấp hạn ngạch. Tình trạng giao cho Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) quyền điều hành xuất khẩu đang là điểm yếu cho hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay. Theo Quyết định của chính phủ về chính sách mua lúa tam trữ thì cách thức mua lúa tạm trữ: Chính phủ giao hết cho VFA ấn định giá lúa và cách mua lúa, nên không thể nâng giá lúa cho nông dân và Chính phủ giao toàn bộ quyền bán gạo xuất khẩu cho VFA, thế nên, VFA đem gạo xuất khẩu của nông dân bán với giá rẻ nhất thế giới”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: 1, Thông qua nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, luận án đã rút ra những thuận lợi và khó khăn của vùng đối với sản xuất và xuất khẩu gạo, để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp tài chính phù hợp với đặc điểm và điều kiện của vùng này.

2, Từ tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong những năm qua, luận án đã có những đánh giá về khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của vùng. Về xuất khẩu gạo luận án đã đánh giá tình hình xuất khẩu trên các mặt như thị trường xuất khẩu, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đồng thời đánh giá năng lực xuất khẩu gạo của Việt Nam trên các chỉ tiêu chủ yếu như: Lợi thế so sánh, thị phần và khả năng mở rộng thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới, chất lượng gạo xuất khẩu và giá xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh.

3, Luận án đã tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính, chủ yếu là chi ngân sách và tín dụng cho vay tạm trữ thu mua lúa gạo đã tác động đến xuất khẩu gạo, từ đó rút ra được những kết quả đạt được (thành công), cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để có cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1.NHỮNG DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w