Lãnh đạo

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 78 - 79)

Giá trị trung bình của sự thỏa mãn đối với lãnh đạo bằng 3.308 thấp hơn sự thỏa mãn công việc và cũng nằm ở mức khá khiêm tốn so với thang đo 5 mức độ nên doanh nghiệp cần phải cải thiện nhân tố này.

Về phong cách lãnh đạo : Lãnh đạo cấp khoa, trường phải luôn giữ được phẩm chất đạo đức cá nhân, thể hiện phong cách, tác phong lịch sự hòa nhã, tránh những hành động, cử chỉ, thái độ xem thường cấp dưới hay tạo hình ảnh xấu trong đánh giá của cấp dưới về người quản lý. Nhất là những giảng viên giỏi, lãnh đạo phải có cách ứng xử hợp lý để vừa tạo sự tôn trọng của họ vừa góp phần giúp nhà trường duy trì nguồn nhân lực then chốt. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhất là tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ, có năng lực chuyên môn.

Về ủy quyền : ban lãnh đạo cần phân chia quyền quản lý cho các khoa, tổ bộ môn. Để nếu có vấn đề về đào tạo xảy ra thì việc ủy quyền hợp lý, kịp thời sẽ giúp giải quyết công việc nhanh chóng. Đồng thời các giảng viên cũng có niềm tin đối với cấp lãnh đạo.

Là bộ phận đứng đầu của đơn vị, sự công bằng của bộ phận lãnh đạo là yếu tố không kém phần quan trọng đối với sự thỏa mãn công việc của giảng viên. Không chỉ công bằng trong việc phân công công việc, đánh giá kết quả công việc, khen thưởng mà lãnh đạo còn phải công bằng trong việc đối xử với mọi người, tạo điều kiện thăng tiến cho họ.

Chăm lo đời sống giảng viên : Lãnh đạo cần sâu sát hơn về giảng viên cụ thể là trong đời sống để nắm bắt được những khó khăn và nguyện vọng của họ đây là một trong những yếu tố then chốt trong việc giữ chân giảng viên. Cán bộ quản lý cần rèn luyện khả năng giao tiếp, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, phản ánh, yêu

cầu để có hướng giải quyết kịp thời. Chỉ có như vậy mới tạo cho các giảng viên yên tâm làm việc.

Định kỳ hàng năm hoặc nửa năm nên tổ chức thực hiện cho giảng viên đánh giá và đóng góp ý kiến cho lực lượng quản lý trực tiếp của mình cũng như ban giám hiệu nhà trường. Việc này sẽ giúp cho lãnh đạo kịp thời biết được những điểm yếu làm cho cấp dưới không hài lòng về họ từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Nhưng vấn đề đặt ra là cấp lãnh đạo phải có ý thức sửa đổi thì mới thực hiện được biện pháp này nếu không sẽ rất mất thời gian mà hiệu quả không cao, mọi người lúc đó sẽ dè chừng và không nhận xét đúng với suy nghĩ tạo nên ức chế.

Đối với môi trường giáo dục thì năng lực chuyên môn của người lãnh đạo cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá về sự thỏa mãn đối với cấp lãnh đạo của giảng viên. Do vậy, đội ngũ lãnh đạo phải thường xuyên trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như đạo đức chính trị; có như vậy, người lãnh đạo mới được giảng viên đồng nghiệp đánh giá cao về năng lực, đạo đức.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 78 - 79)