Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 34 - 36)

Theo kết quả nghiên cứu của Ferratt (1981) [9], giữa mức độ thỏa mãn chung và mức độ thỏa mãn với các thành phần của công việc có mối quan hệ tuyến tính. Dựa trên mô hình nghiên cứu đề nghị, mục tiêu của nghiên cứu này thực hiện kiểm định mức độ giải thích của sự thỏa mãn của các yếu tố thành phần trong công việc đối với mức độ thỏa mãn chung trong công việc của các giảng viên tại TPHCM. Các giả thuyết cho nghiên cứu:

H1: Mức độ thỏa mãn với công việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của giảng viên tại TPHCM đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H2: Mức độ thỏa mãn với cơ hội đào tạo-thăng tiến tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của giảng viên tại TPHCM đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H3: Mức độ thỏa mãn với thu nhập tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của giảng viên tại TPHCM đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H4: Mức độ thỏa mãn với lãnh đạo tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của giảng viên tại TPHCM đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H5: Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của giảng viên tại TPHCM đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H6: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên nam và nữ tại TPHCM.

H7: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên ở những độ tuổi khác nhau tại TPHCM.

H8: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên thuộc các loại hình trường khác nhau tại TPHCM.

H9: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên có thu nhập bình quân khác nhau tại TPHCM.

H10: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên thuộc lĩnh vực công tác khác nhau tại TPHCM.

H11: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên có trình độ học vấn khác nhau tại TPHCM.

H12: Không có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn chung về công việc của giảng viên có thời gian công tác khác nhau tại TPHCM.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiếp theo chương 1 và 2, chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu gồm thiết kế nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu khảo sát. Phần thiết kế nghiên cứu sẽ giới thiệu về cách xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu thu thập sẽ trình bày cách khẳng định độ tin cậy của thang đo gồm phân tích nhân tố, xác định hệ số Cronbach’s alpha, phân tích hồi quy tuyến tính, thống kê suy diễn với kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)