Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 70 - 72)

Chương này đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích số liệu thu thập. Trong đó, mẫu nghiên cứu đã được thống kê theo giới tính, độ tuổi, loại hình trường, bình quân thu nhập, lĩnh vực chuyên môn, trình độ học vấn và thời gian công tác.

Theo kết quả phân tích thì giảng viên tại TPHCM trong mẫu nhìn chung là thỏa mãn với công việc với mức độ chưa cao, có giá trị trung bình của mẫu là 3.358 và giá trị trung bình của các nhân tố đều lớn hơn 3.0 (ngoại trừ sự thỏa mãn đối với thu nhập tương đối thấp, chỉ đạt 2.593).

Quá trình phân tích nhân tố EFA và xác định hệ số Cronbach’s alpha đã điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu từ năm nhân tố ban đầu là công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo và đồng nghiệp thành sáu nhân tố bao gồm đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo và đồng nghiệp.

Sau đó, dựa trên mô hình nghiên cứu điều chỉnh, phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện với phương pháp bình phương bé nhất thông thường OSL với cách chọn biến theo phương pháp Enter hay Stepwise đều cho cùng một kết quả sau cùng. Theo đó, chỉ có bốn nhân tố thực sự ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc chung của giảng viên tại TPHCM là sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp, thu nhập, đặc điểm công việc và lãnh đạo; được xếp theo thứ tự giảm dần cường độ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc chung. Hai nhân tố cơ hội đào tạo thăng tiến và điều kiện làm việc không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi qui tuyến tính có thể lý giải là do sự khác biệt về văn hóa cảm nhận của đối tượng khảo sát trên các tiêu chí được dùng để đánh giá hai nhân tố này.

Phần thống kê suy diễn gồm kiểm định giá trị trung bình về sự thỏa mãn công việc của tổng thể cũng như kiểm định sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa giảng viên thuộc các tổng thể con khác nhau. Các công cụ kiểm định giả thuyết

trung bình về tổng thể như Independent-samples T-Test và phân tích One-way ANOVA đã được sử dụng. Kết quả được tóm tắt lại trong bảng thống kê sau:

Bảng 4. 41. Bảng tóm tắt sự thỏa mãn chung về công việc theo các đặc điểm cá nhân

Giới tính Độ tuổi Loại hình trường Thu nhập bình quân Lĩnh vực chuyên môn Trình độ học vấn Thời gian công tác Khác biệt về sự thỏa mãn công việc Không (p=0.592) Có (p=0.000) Không (p=0.450) Không (p=0.528) Không (p=0.018) (p=0.000) Không (p=0.000)

Mô tả khác biệt Dưới 35  Từ 35 đến 54 Từ 35 đến 54 Trên 55

Đại học 

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu kết luận được từ chương trước, chương 5 sẽ trình bày kết luận về sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại TPHCM. Sau đó đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn vị giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cấp chính quyền. Cuối cùng là một số hạn chế của nghiên cứu này và đưa ra hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)