Phân tích hồi qui tuyến tính

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 52 - 54)

Ở phần trước bằng phân tích nhân tố và hệ số Cronbach’s alpha và ta đã xác định được sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Đó là, sự thỏa mãn đối với lãnh đạo, thu nhập, cơ hội đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp, đặc điểm công việc và điều kiện làm việc. Trong đó bốn nhân tố đầu gần như được lấy từ các biến của các nhân tố tương ứng được xây dựng ban đầu ngoại trừ có hai biến bị bỏ (biến “cơ hội phát triển cá nhân” và “không bị áp lực công việc cao”). Còn hai nhân tố cuối cùng được tách ra từ nhân tố sự thỏa mãn đối với công việc theo như mô tả trong phần phân tích nhân tố.

Do vậy, mô hình mới được điều chỉnh lại trong nghiên cứu này như sau đây:

Điều kiện làm việc

Thu nhập Cơ hội đào tạo và

thăng tiến

Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Sự thỏa mãn công việc Đặc điểm công việc

Hình 4. 1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc còn biến độc lập là các biến thể hiện ở mô hình đã điều chỉnh ở trên.

Ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Yi= βo+ β1X1i + β2X2i + ...+ β6 X6i + ei

Trong đó:

Yi: giá trị sự thỏa mãn công việc tại quan sát thứ i.

Xpi: giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i.

βk: hệ số hồi qui riêng phần.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 52 - 54)