Đặc điểm công việc

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 76 - 78)

Nhân tố sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc có ảnh hưởng tương đối đến sự thỏa mãn công việc. Nhìn vào sự thỏa mãn của giảng viên đối với nhân tố này ở mức 3.95 cao hơn mức thỏa mãn công việc. Hai quan sát là “có quyền quyết định các vấn đề thuộc chuyên môn” và “được kích thích sáng tạo trong công việc” có giá trị trung bình thấp hơn 3.95.

Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, năm 2010 tất cả các trường ĐH-CĐ phải áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Việc các giảng viên phải chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy theo đào tạo niên giám hay niêm giám – học phần sang tín chỉ gặp không ít khó khăn. Với giảng dạy theo tín chỉ thì giảng viên phải thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, lấy người học ở đây là sinh viên làm trung tâm, thực hiện tốt việc bao quát lớp, giám sát việc tự đọc tài liệu và thảo luận các nội dung môn học của sinh viên, … Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi người giảng viên phải được đào tạo, tập huấn về phương pháp dạy học theo tín chỉ, phương pháp giảng dạy tích cực. Nhưng thực tế cho thấy việc này tại một số đơn vị giáo dục chưa được thực hiện triệt để hay chỉ thực hiện, chỉ đạo nửa vời. Điều này ảnh hưởng rất nhiều

đến mức độ thỏa mãn đối với đặc điểm công việc của giảng viên. Vì người giảng viên không hiểu rõ về công việc của mình (mơ hồ về dạy học theo tín chỉ, hay bị áp đặt phải dạy học theo tín chỉ nhưng lại chưa hiểu rõ) thì không thể nào đạt sự thỏa mãn trong công việc được. Do vậy, để đảm bảo người giảng viên hiểu rõ về công việc giảng dạy của mình, từ đó có thể kích thích sáng tạo trong công việc thì nhà trường phải tổ chức những buổi hội thảo quy mô về đào tạo theo tín chỉ, mời các chuyên gia có kinh nghiệm về tập huấn cho đội ngũ giảng viên. Sau mỗi học kỳ, phải có các cuộc họp chuyên môn trong phạm vi khoa chuyên ngành hay toàn trường để tổng kết, đánh giá công tác đào tạo theo tín chỉ, hay đánh giá chất lượng đào tạo nói chung. Việc đào tạo, tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề về thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm cũng cần được tổ chức định kỳ. Qua những buổi thảo luận, tập huấn như vậy, các giảng viên có thể kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình sau này.

Công việc dạy học cũng là một nghệ thuật, để tạo điều kiện cho giảng viên thực hiện tốt việc sáng tạo trong giảng dạy, nhà trường hay khoa chuyên môn có thể xác định nhu cầu, sở thích công việc của từng giảng viên , thực hiện thỏa mãn nó bằng cách tạo điều kiện cho họ có cơ hội thử thách với lĩnh vực họ quan tâm sau khi họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ cơ bản được giao. Hầu hết những người có năng lực, có trình độ chuyên môn cao luôn thích được chinh phục những khó khăn , thử thách và cảm thấy được kích thích sáng tạo trong công việc khi lãnh đạo tin tưởng giao những trách nhiệm lớn hơn họ mong đợi. Do đó cần tạo điều kiện cho họ thực hiện những công việc đòi hỏi họ phải tư duy, giao cho họ những đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp Bộ để phát huy năng lực cá nhân, sức mạnh tập thể và hỗ trợ khi cần thiết để khơi dậy hứng thú và sáng tạo trong công việc.

Việc tuyển dụng giảng viên cần được cân nhắc, để sau khi tuyển dụng rồi thì nên trao quyền nhiều hơn cho họ trong việc quyết định một số công việc nằm trong khả năng chuyên môn. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho người giảng viên vừa có trách

nhiệm hơn về vai trò của mình, vừa cảm thấy thỏa mãn vì được lãnh đạo tin tưởng, giao nhiệm vụ và trách nhiệm tương xứng với năng lực của mình.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TPHCM (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)