Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 54 - 56)

LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:

Trong những năm qua, nền kinh tế đã có sự phát triển mạnh mẽ nhưng song hành với nó là những biến động khó lường về giá cả trên thị trường. Điều này đã đặt ra cho công tác thẩm định tại các ngân hàng rất nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi Chi nhánh phải chú trọng tới những vấn đề sau:

Công tác thẩm định Chi nhánh cần được tiến hành một cách đồng bộ và đầy đủ bao gồm: Thẩm định năng lực pháp lý, thẩm định tài chính – năng lực sane xuất kinh doanh, thẩm định tính khả thi của phương án – dự án đầu tư, thẩm định năng lực quản lý và thẩm định tài sản đảm bảo.Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần phải xem xét sự biến động của môi trường kinh doanh tác động đến phương án hoạt động sản xuất của khách hàng, những thay đổi trong hoạt động đầu tư xây dựng để có thể lường trước được những rủi ro có thể gặp phải và có biện pháp tháo gỡ.

Tiến hành xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu định lượng thẩm định chuẩn mực dựa trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm thực tế qua quá trình thực hiện và hệ thống

lý luận khoa học để đánh giá chính xác năng lực tài chính và phương án kinh doanh của khách hàng, cụ thể như sau:

+ Đối với việc phân tích năng lực tài chính gồm có: Chỉ tiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu về tính ổn định (hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, khả năng hoàn trả lãi vay…) , chỉ tiêu về sưc tăng trưởng, chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời (tỉ suất lợi nhuận gộp, hệ số lãi ròng, tỉ suất sinh lời của tài sản, tỉ suất dinh lời của vốn chủ sỡ hữu), chỉ tiêu đánh giá trên thị trường (tỉ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần, tỉ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ)…

+ Đối với việc phân tích tính khả thi của dự án đầu tư gồm có: Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn và nguồn đảm bảo cho dự án, chi phí, doanh thu, lợi nhuận của dự án, thời gian hoàn vốn, tỉ suất sinh lời giản đơn, tỷ suất thu hồi nội bộ, hiện giá thuần, phân tích độ nhạy của các nhân tố tác động đến dự án…

Khi khách hàng cung cấp thông tin về bản thân doanh nghiệp cũng như của dự án, cán bộ thẩm định cần thu nhập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Mua hoặc tìm kiếm thông tin qua bạn hàng của khách hàng, từ các phương tiện thông tin đại chúng hay các tổ chức cung cấp thông tin (CIC), các cơ quan có liên quan; Thuê các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực cần thẩm định để có được những nhận định chính xác; Phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua thăm quan nhà xưởng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét tài sản đảm bảo… để so sánh đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin thu nhận được. Từ đó tiến hành công tác thẩm định, xác minh tính trung thực và độ tin cậy của thông tin để quyết định đồng ý hay từ chối phát hành bảo lãnh cho khách hàng.

Trong trường hợp khách hàng không dùng hình thức ký quỹ để đảm bảo cho khoản bảo lãnh mà tiến hành cầm cố, thế chấp tài sản để xin phát hành bảo lãnh thì cán bộ thẩm định phải tiến hành định giá tài sản đảm bảo một cách chính xác, xem giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, xác định rõ quyền – nghĩa vụ của mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ bảo đảm và giám sát tài sản thường xuyên để kịp thời phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản cũng như khả năng phát mại của tài sản nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất cho Ngân hàng khi phát hành bảo lãnh.

nhiệm hiện có để có thể đánh giá khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh được chính xác hơn. Trên cơ sơ tính điểm cho khách hàng, chi nhánh sẽ đưa ra hạn mức rủi ro có thể chấp nhận được, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 54 - 56)