Về cơ cấu bảolãnh

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 40 - 46)

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢOLÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

2.2.4.2Về cơ cấu bảolãnh

- Căn cứ vào mục đích bảo lãnh.

Bảng 2.4. Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại chi nhánh 2009-2011.

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) BL thanh toán 43.072 6,0 166.822 13,8 331.879 13,2 BL THHĐ 276.847 39,6 415.682 34,4 807.552 32,16 BL dự thầu 69.292 9,9 120.520 10,6 182.566 7,27 BL khác 310.335 44,4 505.685 41,2 1.189.238 47,36 Tổng 699.456 100 1.208.709 100 2.511.235 100

( Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội )

Hiện nay chi nhánh thực hiện ba loại hình bảo lãnh chính: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng của ba loại bảo lãnh chính có xu hướng giảm và thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của các loại bảo lãnh khác trong tổng doanh số bảo lãnh. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang bước đầu thực hiện chính sách đa dạng hoá loại hình bảo lãnh, thực hiện những loại hình bảo lãnh mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển.

Bảo lãnh thanh toán: Đây là một trong ba loại hình bảo lãnh chính tại chi

nhánh. Năm 2009 doanh số bảo lãnh đạt 43.072 triệu đồng. Năm 2010 doanh số tăng lên 166.822 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,8% trong tổng doanh số bảo lãnh. Sự tăng lên đáng kể của doanh số là do trong năm này chi nhánh đã chú trọng tiến hành các khoản bảo lãnh trung hạn với giá trị lớn. Năm 2011 doanh số bảo lãnh tăng lên 331.879 triệu đồng chiếm 13,2% tổng doanh số bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh tiếp tục tăng do nền kinh tế dần ổn định sau khủng hoảng, hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng,… được tạo điều kiện phát triển nên tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh thanh toán của chi nhánh. Tuy vậy tỷ trọng doanh số bảo lãnh thanh toán giảm do chi nhánh chú trọng mở rộng nhiều loại hình bảo lãnh mới, hấp dẫn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Đây là bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn. Trong

những năm qua, doanh số BL THHĐ có sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên tỷ trọng của loại bảo lãnh này lại có xu hướng giảm dần. Năm 2009 doanh số là 276.847 triệu đồng chiếm 39,6% tổng doanh số. Năm 2010 doanh số tăng lên là 415.682 triệu đồng chiếm 34,4% tổng doanh số. Năm 2011 doanh số là 807.552 triệu đồng chiếm 32,16% tổng doanh số. Tuy nhiên đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu với chi nhánh. Vì cùng với sự giảm tỷ trọng của ba loại hình bảo lãnh chính là sự tăng tỷ trọng của các loại hình bảo lãnh khác. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng đa dạng hoá, phát triển các loại hình bảo lãnh.

Bảo lãnh dự thầu: NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng

hàng đầu Việt Nam, ngân hàng có mối quan hệ truyền thống với các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Do vậy tỷ lệ trúng thầu của các đơn vị được chi nhánh bảo lãnh

rất cao và tập trung vào nhiều công trình có vốn đầu tư lớn. Năm 2009 bảo lãnh dự thầu đạt 69.292 triệu đồng chiếm 9,9% tổng doanh thu, năm 2010 là 120.520 triệu đồng chiếm 10,6% năm 2011 tăng lên là 182.566 triệu đồng chiếm 7,27%. Doanh số từ bảo lãnh dự thầu tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần để nhường chỗ cho sự phát triển của các loại hình bảo lãnh mới.

Các loại hình bảo lãnh khác: Doanh số thu được từ các loại bảo lãnh khác

chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009 doanh số là 310.335 triệu đồng chiếm 44,4% tổng doanh số, năm 2010 giảm 505.685 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,2%, năm 2011 tăng lên 189.238 triệu đồng chiếm 47,36% tổng doanh số. Điều này cho thấy chi nhánh đang ngày càng chú trọng mở rộng các loại hình bảo lãnh mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế hiện đại.

- Căn cứ theo đối tượng khách hàng bảo lãnh:

Bảng 2.5 Tình hình BL theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Hà Nội 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) DNNN 690.452 98,7 1.155.526 95,6 2.403.007 95,69% DNNQD 9.094 1,3 53.183 4,4 108.228 4,31% Tổng 699.546 100 1.208.709 100 2.511.235 100

( Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)

Qua sơ đố trên ta thấy, khách hàng thực hiện bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu là các DNNN, với tỷ trọng hơn 95%. Năm 2009 doanh số bảo lãnh cho các DNNN là 690.452 triệu đồng chiếm 98,7% tổng doanh số, năm 2010 doanh số bảo lãnh tăng lên 1.115.526 triệu đồng chiếm 95,6% tổng doanh số. Đến năm 2011 doanh số bảo lãnh tăng lên 2.403.007 triệu đồng chiếm 95,69%. Dù doanh số bảo lãnh vẫn tăng đều hàng năm nhưng tỷ trọng doanh số bảo lãnh cho các DNNN có xu hướng

giảm dần thay vào đó là sự tăng lên của tỷ trọng doanh số bảo lãnh cho các DNNQD trong tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2009 doanh số bảo lãnh là 9.094 triệu đồng chiếm 1,3% tổng doanh số, năm 2010 là 53.183 triệu đồng chiếm 4,4% tổng doanh số, năm 2011 tăng lên là 108.228 triệu đồng chiếm 4,31% tổng doanh số. Doanh số bảo lãnh cho các DNNQD tăng lên qua các năm cho thấy chi nhánh đã mở rộng hơn đối tượng khách hàng, tuy nhiên con số này chưa tương xứng với một lượng các DNNQD đang ngày càng phát triển. Do vậy, chi nhánh cần chú trọng mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp này bằng cách cung ứng những nghiệp vụ bảolãnh phù hợp yêu cầu của họ nhằm thu hút khách hàng, mở rộng quan hê, cân bằng các đối tượng khách hàng của chi nhánh.

- Căn cứ vào thời hạn bảo lãnh.

Bảng 2.6 Cơ cấu BL theo thời hạn bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Dưới 1 năm 491.081 70,2 913.784 75,6 1.934.792 77,05 Trên 1 năm 208.465 29,8 294.925 24,4 576.443 22,95 Tổng 699.546 100 1.208.709 100 2.511.235 100

( Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội )

Qua bảng số liệu ta thấy món bảo lãnh ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với bảo lãnh dài hạn trong tổng doanh số bảo lãnh. Cụ thể, năm 2009 tổng doanh số bảo lãnh ngắn hạn chiếm 70,2%, năm 2010 chiếm 75,6% và năm 2011 tăng lên 1.934.792 triệu đồng chiếm 77,05%. Tỷ trọng doanh số bảo lãnh ngắn hạn tăng dần trong khi tỷ trọng doanh số bảo lãnh dài hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2009 doanh số bảo lãnh dài hạn chiếm 29,8%, năm 2010 tỷ trọng giảm xuống 24,4% tổng doanh số bảo lãnh, năm 2011 tỷ trọng tiếp tục giảm chiếm 22,95% tổng doanh số bảo lãnh. Bảo lãnh ngắn hạn chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh dự thầu, do thời hạn bảo lãnh ngắn nên mức độ rủi ro thấp hơn bảo lãnh trung và dài

hạn, do vậy mà nó được ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên mức phí bảo lãnh thu được từ bảo lãnh ngắn hạn thường thấp hơn bảo lãnh trung dài hạn. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh nên chủ động thực hiện bảo lãnh trung dài hạn nhiều hơn nhằm nâng cao hiệu quả từ hoạt động bảo lãnh.

- Căn cứ theo hình thức bảo đảm cho bảo lãnh.

Bảng 2.7 Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Tín chấp 651.977 93,2 1.125.307 93,1 2.235.447 93 Ký quỹ 37.076 5,3 66.480 5,5 140.127 5,58 Thế chấp 10.493 1,5 16.922 1,4 35.661 1,42 Tổng 699.546 100 1.208.709 100 2.511.235 100

( Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội )

Qua số liệu trên ta thấy hình thức bảo lãnh bằng tín chấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số bảo lãnh. Có được điều này là do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các DNNN, những khách hàng có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh, có uy tín tạo sự tin tưởng với chi nhánh vì vậy khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng chi nhánh thường cho phép khách hàng bảo đảm dưới hình thức tín chấp hoặc kết hợp giữa tín chấp và ký quỹ đảm bảo. Năm 2009 hình thức bảo đảm bằng tín chấp chiếm 93,2%, năm 2010 là 93,1%, năm 2011 là 93%. Tuy chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số bảo lãnh nhưng tỷ trọng hình thức bảo lãnh bằng tín chấp có xu hướng giảm dần. Đây không phải là dấu hiệu xấu với chi nhánh vì tỷ trọng này giảm tương ứng với tỷ trọng doanh số bảo lãnh bảo đảm bằng ký quỹ tăng dần, chứng tỏ chi nhánh đang mở rộng đối tượng khách hàng, thực hiện bảo lãnh cho những khách hàng mới bên cạnh việc duy trì mối quan hệ lâu năm với khách hàng truyền thống.

Hình thức bảo đảm bằng ký quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần năm 2009 chiếm 5,3%, năm 2010 chiếm 5,5% và đến năm 2011 tỷ trọng này tăng lên 5,58%. Hình thức đảm bảo bằng thế chấp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm. Năm 2009 tỷ trọng của hình thức bảo đảm bằng thế chấp chiếm 1,5% trong tổng doanh số bảo lãnh, năm 2010 giảm xuống 1,4% tổng doanh số bảo lãnh. Đến năm 2011, tỷ trọng này tăng lên 1,42% so với tổng doanh số bảo lãnh. Trong hai hình thức này thì hình thức bảo đảm bằng thế chấp là hình thức không được ưa chuộng do việc thế chấp tài sản phải thực hiện trong thời gian dài của dự án, trong thời gian đó giá trị của tài sản có thể thay đổi gây thiệt hại đến ngân hàng và khách hàng. Vì vậy hình thức bảo đảm bằng thế chấp chiếm tỷ trọng nhỏ và không có xu hướng tăng mạnh. Trong khi đó hình thức bảo đảm bằng ký quỹ có xu hướng tăng dần vì ký quỹ là hình thức đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, khách hàng và ngân hàng không lo mất giá tài sản như hình thức thế chấp, ngân hàng cảm thấy yên tâm hơn khi thực hiện bảo lãnh với những khách hàng đã có kỹ quỹ. Do đó hình thức này đang được chi nhánh sử dụng. Không những vậy tỷ trọng bảo đảm bằng ký quỹ tăng chứng tỏ chi nhánh đang dần mở rộng đối tượng khách hàng, ngoài khách hàng truyền thống được ưu tiên đảm bảo tín chấp thì chi nhánh đã thực hiện bảo lãnh cho nhiều khách hàng mới với hình thức bảo đảm có lợi cho cả hai bên là ký quỹ.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 40 - 46)