Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 35 - 37)

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢOLÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

2.2.3Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện tại Chi nhánh theo quy trình sau: Bước 1: Nhận và hoàn chỉnh hồ sơ:

CBTD hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ bảo lãnh gồm: • Hồ sơ pháp lý: theo quy định của pháp luật.

- Hồ sơ khoản bảo lãnh: + Giấy đề nghị bảo lãnh.

+ Các giấy tờ có liên quan chứng minh khả năng tài chính của khách hàng: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh:

* Bảo lãnh dự thầu: thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định.

* Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: văn bản thoả thuận về chất lượng sản phẩm.

* Bảo lãnh vay vốn: hợp đồng tín dụng, dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Riêng đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải có văn bản chấp thuận hạn mức vay và các điều kiện trả nợ nước ngoài của NHNN Việt Nam. Đối với dự án đầu tư trên 12 tháng có vay vốn nước ngoài phải xuất trình cả quyết định phê duyệt đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

* Bảo lãnh thanh toán: hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ.

* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu. * Bảo lãnh đối ứng: cam kết bảo lãnh.

- Hồ sơ đảm bảo cho khoản bảo lãnh.

- Các giấy tờ khác mà ngân hàng yêu cầu trong từng trườn hợp cụ thể. Bước 2: Thẩm định khách hàng.

khoản bảo lãnh.

- Về mục đích xin bảo lãnh, CBTD kiểm tra:

+ Tính hợp pháp, hợp lệ của giao dịch xin bảo lãnh (với các quy định của pháp luật Việt Nam, NHNN Việt Nam, đăng ký kinh doanh và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, thông lệ quốc tế…)

+ Đối với bảo lãnh dự thầu mà khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng thầu, cần phân tích khả năng thực hiện hợp đồng, điều kiện và khả năng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- CBTD tiến hành thẩm định khách hàng.

+ CBTD phân tích, thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh. + Xem xét phương án bảo lãnh.

+ Lập báo cáo thẩm định bảo lãnh và đề nghị phê duyệt

+ Triển khai thực hiện khi có quyết định của cấp thẩm quyền hợp pháp.

- Trưởng phòng tín dụng: kiểm tra và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tính đầy đủ và hợp pháp của các văn bản đã ký và phê duyệt.

- Giám đốc xem xét hồ sơ bảo lãnh và báo cáo thẩm định của phòng tín dụng để quyết định duyệt.

Bước 3: Soạn thảo văn bản bảo lãnh.

Sau khi nhận quyết định đồng ý bảo lãnh của giám đốc, CBTD sẽ soạn thảo các văn bản sau:

- Cam kết bảo lãnh, gồm: + Tên, địa chỉ của ngân hàng. + Chỉ định các bên tham gia.

+ Số tiền, phạm vi, đối tượng bảo lãnh. + Hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Địa điểm nhận yêu cầu thanh toán theo nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Ngày hết hạn của bảo lãnh hoặc thời hạn tối đa mà bên bảo lãnh có thể xuất trình thanh toán.

+ Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Các quy định đối với yêu cầu thanh toán của bên nhận bảo lãnh. Bước 4: Phát hành văn bản bảo lãnh.

Sau khi văn bản bảo lãnh soạn thảo xong, CBTD sẽ trình lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét, phê duyệt và trình lên Giám đốc.

Cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư, điện hoặc xác nhận trên các thương phiếu, lệnh phiếu. Cam kết bảo lãnh được soạn thảo làm hai bản chính có giá trị như nhau, một bản lưu ở ngân hàng, một bản gửi cho bên nhận bảo lãnh và một bản sao cho khách hàng.

Bước 5: Giám sát, xử lý và thanh lý hợp đồng bảo lãnh. - Thu phí phát hành bảo lãnh từ người được bảo lãnh - Quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng.

- Tiến hành thủ tục nhận bảo lãnh như trong cho vay. - Ghi giá trị bảo lãnh vào sổ theo dõi.

- Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng. - Theo dõi tài sản bảo đảm: 6 tháng đánh giá lại một lần.

- Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chình của khách hàng. - Xử lý khi phải thực hiện bảo lãnh.

+ Kiểm tra kỹ chứng từ và thanh toán cho người thụ hưởng nếu hợp lệ + Đòi bồi hoàn từ phía người được bảo lãnh.

+ CBTD thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng và đôn đốc việc trả nợ.

- Thanh lý hợp đồng bảo lãnh. + Giải toả bảo lãnh.

+ Lập báo cáo thống kê.

+ Quản lý thông tin, danh mục bảo lãnh.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 35 - 37)