Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 29 - 33)

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢOLÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

2.1.3.1Tình hình huy động vốn.

Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các ngân hàng thương mại. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và giúp ngân hàng hoàn thành được chức năng của mình trong nền kinh tế. Với nguồn vốn lớn, ổn định, cơ cấu hợp lý sẽ là cơ sở để ngân hàng tổ chức hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng, khả năng thanh toán – chi trả và năng lực cạnh tranh.

Vì vậy, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã luôn chủ động và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ văn minh lịch sự nhằm thu hút được tối đa nguồn tiền gửi. Công tác gửi tiền được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn và tạo được sự yên tâm, tin tưởng của người gửi tiền đối với ngân hàng.

Một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội trong giai đoạn 2009-2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn từ 2009-2011.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ TĐTT (Tốc độ tăng trưởng) Số tiền Tỷ trọng TĐTT (Tốc độ tăng trưởng) Tổng nguồn vốn huy động 14.488 17.368 19,87% 14.548

1. Theo đơn vị tiền tệ

- Tiền gửi VNĐ 12.916 89,14

% 15.703 90,41% 21,57% 13.103 90,06% (16,55%) -Tiền gửi ngoại tệ

quy VNĐ 1.572 10,86 % 1.665 9,59% 5,91% 1.445 9,94% (13,2%) 1. Theo thành phần kinh tế - Tiền gửi các tổ chức kinh tế 4.130 28,5% 4.319 24,86% 4,57% 3.786 26,03% (12,34%) - Tiền gửi dân cư,

phát hành, giấy tờ có giá, đi vay

4.217 29,1% 4.043 23,27% (4,12%) 4.530 31,14% 12,04%(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội từ 2009-2011) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội từ 2009-2011)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, quy mô NVHĐ từ năm 2009 đến 2011 có nhiều biến động . Năm 2009, NVHĐ đạt 14.488 tỷ đồng giảm 5.44% so với năm 2008 tương ứng 834 tỷ đồng. Điều này được lý giải là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động HĐV của các NHTM nói riêng. Có 1 thực tế trong thời gian này là trong nước, vốn VNĐ khan hiếm, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động, các chương trình khuyến mại được NH đưa ra nhằm thu hút vốn nội tệ, mở rộng quy mô của NVHĐ và đảm bảo khả năng thanh toán của NH . môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vốn huy động bị xoay vòng, san sẻ trong khi vốn giải ngân hạn chế, các hợp đồng tín dụng theo cơ chế cũ, lãi suất cho vay cố định thấp dẫn đến hệ thống NH gặp khó khăn trong HĐV. NHNo&PTNT Hà Nội không nằm ngoài quy luật đó. Để vượt qua được những biến động khó lường của nền kinh tế, trước tình hình đó, NH đã thực hiện đề án phát triển dịch vụ NH giai đoạn năm 2009-2011 để tăng trưởng nguồn vốn, tăng dư nợ, từ đó tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh cho NH. Kết quả là đến năm 2010, tình hình HĐV đã có những bước tiến vượt bậc khi tăng quy mô NVHĐ lên 17.368 tỷ đồng về số tương đối tăng 19,88% so vói năm 2009. Hoạt động của NH dần đi vào ổn định. Sang đến năm 2011, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, trái với dự đoán của nhiều nhà kinh tế, 1 lần nữa NH lại rơi vào tình trạng khan hiếm vốn. Tổng NVHĐ được trong năm đạt 14.548 tỷ đồng về số tương đối giảm 16,23%. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều NHTM tại Việt Nam vào thời điểm này. Lạm phát cao, sản xuất khó khăn, thu nhập giảm, tích lũy từ dân cư và

các thành phần kinh tế giảm do những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến tâm lý lo ngại đồng tiền mất giá của người gửi tiền, họ tìm đến những kênh đầu tư khác an toàn hơn là vàng, USD … khiến cho hoạt động huy động vốn của NH đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đứng trước những thách thức của nền kinh tế cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Nội, các sản phẩm tiết kiệm mới với kỳ hạn linh hoạt và lãi suất hấp dẫn được ra đời như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi…đã cải thiện phần nào tình trạng khan hiếm NVHĐ của ngân hàng.

Về cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền: NVHĐ bằng nội tệ luôn chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong tổng NVHĐ của NHNo&PTNT Hà Nội trung bình xấp xỉ 90%. Nguồn vốn bằng nội tệ có giá trị lớn và tương đối ổn định. Do đặc thù của NH, khách hàng chủ yếu là phục vụ hộ gia đình, cá nhân, và các tổ chức kinh tế trong nước, nhu cầu thanh toán quốc tế thấp. Năm 2009, NVHĐ bằng nội tệ đạt 12.916 tỷ đồng chiếm 89,14% tổng NVHĐ. Năm 2010, nhờ những chính sách huy động nội tệ hợp lý như khuyến mại dự thưởng, kỳ hạn linh hoạt, các hình thức trao thưởng bằng tiền mặt và bằng quà… đã khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, kết quả là NVHĐ đạt 15.702 tỷ VNĐ tăng so với năm 2009 là 21,57%. Là do nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau cơn khủng hoảng, người dân ngày càng có lòng tin vào tính ổn định của đồng nội tệ. Đây được xem là 1 tín hiệu tốt, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có những biến động khó lường ảnh hưởng đến giá trị của đồng nội tệ. Tuy nhiên đến năm 2011, ngành NH phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Lạm phát cao, tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân và các tổ chức kinh tế giảm, tích lũy trong dân cư giảm dẫn đến tình hình huy động nội tệ của NH chịu ảnh hưởng sâu sắc. Kết quả là NVHĐ nội tệ đạt 13.103 tỷ VNĐ, về số tương đối giảm 16,55%.

Đồng ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NVHĐ ( thường là 10%) nhưng nó thực sự cần thiết trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội nhằm đa dạng hóa các dịch vụ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho NH . giá trị ngoại tệ tăng đều qua các năm. Năm 2010 NVHĐ bằng ngoại tệ tăng 5,91% so với năm 2009. Điều này được lý giải là do nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi, tình hình xuất nhập khẩu được cải thiện, xuất khẩu tăng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước tăng. Lượng kiều

hối từ nước ngoài về Việt Nam tăng mạnh cũng là nguyên nhân của tình trạng này. Bên cạnh đó, cuối năm thường là mùa thanh toán các hợp đồng, cácdoanh nghiệp cần lượng USD lớn để chi trả cho các đối tác nước ngoài. Sang năm 2011, NVHĐ bằng ngoại tệ của giảm 13,2% so với năm 2010. Đây cũng là khó khăn chung của toàn ngành do tác động của bối cảnh kinh tế. Lạm phát cao, giá vàng biến động mạnh nên người dân chủ yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua kênh đẩu tư vào ngoại tệ dẫn đến NVHĐ bằng ngoại tệ vào NH khan hiếm.

Nhìn chung, trong cơ cấu NVHĐ theo loại tiền, đang có sự dịch chuyển từ đồng nội tệ sang ngoại tệ. Có thể xem đây là 1 tín hiệu tốt khi mà hoạt động ngoại thương ở nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu thanh toán, hợp tác với các nước trên thế giới ngày càng tăng. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh của mình,NH cũng nên quan tâm duy trì tính ổn định của NVHĐ nội tệ ( chiếm khoảng 90%) và NVHĐ ngoại tệ ở mức hợp lý tránh tình trạng đô la hóa, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NH nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay.

Phân loại theo thành phần kinh tế thì ta thấy, Nguồn vốn từ các khoản tiền gửi tiền vay của dân cư đang có xu hướng tăng. Năm 2010, tiền gửi từ dân cư đạt 4.043 tỷ VNĐ giảm 4,12% so với năm 2009, năm 2011 đạt 4.530 tỷ VNĐ so với năm 2010 về số tăng 12,04%. Năm 2010, do biến động mạnh của giá vàng vàng và ngoại tệ, người dân lo ngại đồng tiền mất giá, có xu hướng rút tiền về để chuyển sang kênh đầu tư khác. Giai đoạn 2009-2011 cũng chứng kiến bước tăng trưởng nhảy vọt của tiền gửi. Đây là 1 tín hiệu tốt trong cơ cấu NVHĐ của NHNo&PTNT Hà Nội. Do có tính ổn định, thời hạn gửi tiền lại dài nên chi nhánh có thể sử dụng để cho vay và đầu tư trung dài hạn một cách chủ động đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ trọng NVHĐ từ các tổ chức kinh tế biến động có xu hướng giảm qua các năm. Năm 20009, hướng tới mục tiêu phục hồi nền kinh tế sau cơn khủng hoảng, nhà nước ban hành gói hỗ trợ lãi suất 4%, doanh nghiệp vay tiền từ gói hỗ trợ rồi gửi vào NH để hưởng chênh lệch lãi suất, đến cuối năm cũng là thời điểm trả tiền, các doanh nghiệp lại ồ ạt rút tiền gửi ra để trả nợ khiến lượng tiền gửi giảm xuống. Thực tế đòi hỏi NH cần linh hoạt hơn trong các chính sách huy động để thu hút ngày càng nhiều NVHĐ từ TCKT.Sang năm 2010, NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh nhằm khơi tăng nguồn vốn. Một trong số đó phải

kể đến là thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho trên 10 ngàn lao động và tại 184 doanh nghiệp với doanh số gần 500 tỷ đồng mỗi năm. Kết nối bán hàng cho các khách hàng lớn như công ty dịch vụ HABECO, thuốc lá Thăng long, viettel…đưa tổng NVHĐ từ TCKT lên 4.319 tỷ VNĐ. Trong năm 2010, NHNo&PTNT Hà Nội đã kết nối được trên 120 ngàn lượt mua hàng cho các doanh nghiệp. Sang năm 2011, hoạt động HĐV khó khăn là tình trạng chung của hệ thống NH Việt Nam. Kết quả là lượng vốn huy động đạt được 3.786 tỷ VNĐ giảm 12,34% so với năm 2010

Nhìn chung , hoạt động huy động vốn tại chi nhánh có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của diễn biến nền kinh tế nhưng vẫn đạt được kết quả khả quan. Đạt được thành tích này là do chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với các sản phẩm dịch vụ tiện ích như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiện khuyến mại bằng tiền và hiện vật với khách hàng có số dư tiền gửi lớn… Đồng thời chi nhánh cũng chủ động điều chỉnh lãi suất linh hoạt góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 29 - 33)