Những rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 22 - 26)

1.3.1 Đối với bên bảo lãnh:

Khi ngân hàng cam kết bảo lãnh cùng đồng nghĩa với việc ngân hàng cam kết sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của bên được bảo lãnh nếu họ vi phạm hợp đồng. Như vậy, ngân hàng cũng gặp phải rủi ro rừ nhiều phía:

- Thứ nhất, từ phía người được bảo lãnh: Khi người được bảo lãnh vì một lý do nào đó mà vi phạm hợp đồng thì ngân hàng phải bồi hoàn cho người thụ hưởng và hạch toán số tiền trả thay này vào khoản nợ xấu. Nhưng sau đó khách hàng không có khả năng hoàn trả số tiền này và giá trị phần tài sản đảm bảo được thực hiện khi ký kết hợp đồng bảo lãnh nhỏ hơn số tiền trả thay thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro.

- Thứ hai, từ phía người thụ hưởng bảo lãnh: Rủi ro xảy ra khi người thụ hưởng lập hồ sơ giả chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh và ngân hàng thực hiện thanh toán cho họ nhưng sau đó ngân hàng không thể thu hồi số tiền này từ người được bảo lãnh.

- Thứ ba, từ chính bản thân ngân hàng: Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là do quy trình bảo lãnh không chặt chẽ, không được thực hiện đúng, trình độ cán bộ còn non kém, thiếu kinh nghiệm dẫn đến kết quả thẩm định chưa chính xác và trong quá trình thực hiện hợp đồng, hoạt động thanh tra, đôn đốc khách hàng của ngân hàng thực hiện hợp đồng chưa tốt. Mặt khác, do tính chất thương vụ phức tạp khi giao dịch thương mại với đối tác nước ngoài nên với ngân hàng trình độ còn non kém sẽ rất dễ bị lừa đảo và lợi dụng.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan như biến động của kinh tế, chính trị và pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Khi những biến động này theo chiều hướng bất lợi thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất (khi lãi suất bình quân đầu vào tăng mà mức phí bảo lãnh được cố định trong suốt thời hạn bảo lãnh), rủi ro hối đoái (thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ mà tỉ giá trên thị trường biến động lien tục) và rủi ro mất khả năng thanh toán…

1.3.2 Đối với bên được bảo lãnh:

Người được bảo lãnh là người trực tiếp chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ đối với người thụ hưởng. Do đó, người được bảo lãnh luôn phải chịu áp lực để đảm

bảo thực hiện hợp đồng tốt nhất cũng như sức ép về tài chính nếu bị chứng minh là vi phạm hợp đồng trong thời gian bảo lãnh có hiệu lực. Người được bảo lãnh có thể gặp rủi ro từ những nguyên nhân sau:

- Từ chính bản thân người được bảo lãnh: Rủi ro mà người được bảo lãnh gặp phải ở đây là do thiếu kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng cập nhật những thay đổi về cơ chế chính sách còn chậm, không thể thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh mới, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế… dẫn đến việc vi phạm hợp đồng với bên đối tác.

- Từ phía người thụ hưởng bảo lãnh: Rủi ro mà người được bảo lãnh phải gánh chịu là do người thụ hưởng có ý đố lừa đảo nên đã lập và xuất trình bộ chứng từ giả, lừa đảo về nghiệp vụ để chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh. Ngoài ra, người được bảo lãnh cũng có thể vi phạm hợp đồng do sự thiếu thiện chí hay cố tình cản trở của người thụ hưởng. Vì vậy, người được bảo lãnh phải cẩn thận lựa chọn đối tác và loại hình bảo lãnh phù hợp với kinh nghiệm của mình.

- Từ những nguyên nhân bất khả kháng: Khi xảy ra thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, biến động về kinh tế - chính trị trong và ngoài nước… sẽ tác động gây cản trở tới việc thực hiện hợp đồng của người thụ hưởng bảo lãnh.

1.3.3 Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh:

Rủi ro hay xảy ra đối với người thụ hưởng bảo lãnh là khi được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gốc gây ra những tổn thất lớn mà khoản tiền bồi hoàn từ phía ngân hàng không thể bù đắp được. Ngoài ra, việc bồi hoàn từ phía ngân hàng cũng mất nhiều thời gian để hoàn tất nên sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của người thụ hưởng.

Mặt khác, người thụ hưởng cũng có thể gặp rủi ro từ phía ngân hàng bảo lãnh bởi khả năng tài chính,uy tín, quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài và thực lực của ngân hàng bảo lãnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng được bồi hoàn của người thụ hưởng bảo lãnh.

Kết luận chương 1

Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ tín dụng đang ngày càng được ưa chuộng sử dụng với những ưu điểm phù hợp với nền kinh tế trong thời kì đổi mới.

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, bảo lãnh đang chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình và các ngân hàng đang chú trọng đến việc phát triển các loại hình bảo lãnh mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w