Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 26 - 27)

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢOLÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội.

NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc NHNNVN (nay là Thống đốc NHNNVN).

Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà Nội(nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng 21 công ty xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp được điều từ Ngân Hàng Công Nông Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện đã tụ hội về 77 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Với 1.128 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và dư nợ 16 tỷ dư nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, ngân hàng sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, những năm đầu cùng sự hỗ trợ nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hoạt động của ngân hàng.

Tháng 9 năm 1991, 7 ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây.

Từ tháng 10 năm 1995, thực hiện mô hình hai cấp, NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao các chi nhánh Chương Dương, Tây Hồ,Cầu Giấy, Thanh Xuân về Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Lúc này ngân hàng lại đứng trước một thử thách mới đó là phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông

nghiệp giữa nội đô thành phố Hà Nội.

Đến hết 31/12/2009, mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội gồm: hội sở chính NHNo&PTNT Hà Nội (bao gồm 8 phòng nghiệp vụ) và 17 phòng giao dịch trực thuộc trải đều khắp các quận nội thành.

Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, ngân hàng triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Chỉ sau 10 năm đã có thể giao dịch với gần 800 ngân hàng và đại lý các tổ chức tín dụng Quốc Tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 150 đến 250 triệu USD, đồng thời hàng năm khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, ERO… để đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp.

Ngoài những nghiệp vụ chính, ngân hàng còn chú trọng mở rộng nhiều dịch vụ tiện ích như: chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mở rộng L/C nhập khẩu, thu tiền tại nhà, Phonebanking… mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho ngân hàng, bình quân thu nhập nghiệp vụ chiếm 12-15% trên tổng thu.

Phát huy truyền thống 23 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập ngân hàng sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm để đạt được nhiều thành tích to lớn hơn nữa nhằm phát triển ngân hàng ngày càng lớn mạnh.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 26 - 27)