Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế:

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 48 - 50)

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢOLÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế:

2.3.2.1 Hạn chế:

lớn hơn bảo lãnh trung dài hạn trong tổng doanh số bảo lãnh.

- Sự mất cân đối về khách hàng bảo lãnh: đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các DNNN. Tỷ trọng doanh số bảo lãnh cho các DNNQD tuy có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm, tỷ trọng tăng chưa đáng kể so với tỷ trọng của doanh số bảo lãnh cho DNNN, cả 3 năm tỷ trọng này đều chưa tới 5% tổng doanh số bảo lãnh.

- Hình thức bảo đảm trong bảo lãnh tại chi nhánh chủ yếu bằng hình thưc tín chấp. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển và cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì việc chỉ bảo đảm bằng tín chấp có thể gây ra rủi ro cho chi nhánh.

- Loại hình bảo lãnh còn đơn điệu: chi nhánh mới thực hiện phát hành thư bảo lãnh và bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm. Mặt khác bảo lãnh chỉ được sử dụng theo từng món và sử dụng trực tiếp, chưa có bảo lãnh gián tiếp…

2.3.2.2 Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

- Hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh: hiện nay các ngân hàng đang thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo nội dung của quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Quyết định này đã được ban hành từ năm 2006 trong điều kiện nền kinh tế chưa có nhiều biến động như hiện nay. Điều này dẫn đến nhiều khoản trong quyết định không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình bảo lãnh mới đã ra đời, phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong các loại hình bảo lãnh của ngân hàng. Nhưng quyết định của NHNN Việt Nam chưa đề cập đến các loại hình bảo lãnh mới này và hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện với những loại hình bảo lãnh mới gây khó khăn cho chi nhánh khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng.

- Quy định về thế chấp, cầm cố tài sản và các thủ tục giải quyết tranh chấp, phát mại tài sản chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu sót gây khó khăn cho chi nhánh.

- Sự thiếu trung thực của khách hàng: bên cạnh những khách hàng truyền thống, chi nhánh đang chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng, thực hiện bảo lãnh cho những đỗi tượng khách hàng mới. Sự thiếu trung thực của khách hàng trong

việc lập báo cáo tài chính gây khó khăn cho chi nhánh khi thẩm định khả năng tài chính của khách hàng.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ của cán bộ nhân viên còn hạn chế: cán bộ nhận viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nên hiệu quả của thẩm định không cao, dễ gây rủi ro cho chi nhánh. Mặt khác, với việc bảo lãnh cho các khách hàng truyền thống, chi nhánh thường bỏ qua một số bước trong quy trình bảo lãnh, ngại từ chối bảo lãnh vì muốn duy trì quan hệ lâu dài.

- Tâm lý ưa thích bảo lãnh cho các DNNN: khách hàng của chi nhánh là các DNNN. Chi nhánh thường chú trọng thực hiện bảo lãnh cho các DNNN vì các doanh nghiệp này thường được nhà nước bảo hộ, khi có rủi ro thì nhà nước sẽ gánh chịu. Trong khi đó chi nhánh thường không chú trọng thực hiện bảo lãnh cho các DNNQD không có sự bảo hộ của nhà nước nên hoạt động kinh doanh có nhiều biến động phức tạp, dễ gây rủi ro cho chi nhánh.

- Hoạt động marketing chưa thực hiện hiệu quả: hoạt động marketing chưa thực sự được chi nhánh chú trọng. Đôi khi chi nhánh còn thụ động trong việc chờ khách hàng đến xin bảo lãnh mà chưa chủ động thu hút khách hàng thông qua việc đưa ra chính sách marketing hiệu quả, đi sâu vào tìm hiểu khách hàng chứ không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những loại hình bảo lãnh và mức phí bảo lãnh tương đương.

Kết luận chương 2

Qua chương này chúng ta đã tìm hiểu được toàn bộ thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. NHNo&PTNT Hà Nội nói chung và tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Qua đó giúp ta biết được những thành công và hạn chế mà chi nhánh gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để đưa ra giải pháp kiến nghị phù hợp.

Chương 3

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhno&ptnt – chi nhánh hà nội (Trang 48 - 50)