Kết quả thực hiện quy trình quản lý hoạt động giảng dạy trường Đạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên (Trang 72 - 77)

L ƠN

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Kết quả thực hiện quy trình quản lý hoạt động giảng dạy trường Đạ

Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù số lượng đề tài không hoàn thành đúng thời hạn không có; song số đề tài xuất sắc chưa có đề tài nào, số lượng đề tài loại khá vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với đề tài loại tốt. Vậy nên ban lãnh đạo trường cần tìm ra các giải pháp quản lý để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đề tài NCKH của giảng viên nói chung, đề tài NCKH cấp cơ sở của giảng viên nói riêng.

3.3.3. Kết quả thực hiện quy trình quản lý hoạt động giảng dạy trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp học Kỹ thuật Công nghiệp

Dựa vào việc tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trường về việc thực hiện quy trình quản lý hoạt động giảng dạy, tác giả đã lập bảng hỏi dành cho 25 cán bộ quản lý và 100 giảng viên về từng bước của quy trình quản lý hoạt động giảng dạy. Kết quả như sau:

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp ý kiến của CBVC về quy trình quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trƣờng

STT Mức độ CBQL GV Rất HQ (3đ) HQ (2đ) Chƣa HQ (1đ) X Rất HQ (3đ) HQ (2đ) Chƣa HQ (1đ) X 1 Xây dựng kế hoạch học

tập của kỳ, năm, khóa 9 12 4 2,2 85 10 5 2,8

2

Đánh giá và quản lý giờ lên lớp của sinh viên, học viên

8 15 2 2,24 86 9 5 2,81

3

Thi hết môn của SV, HV và kiểm tra thường kỳ, bài tập của SV, HV

18 6 1 2,68 75 11 14 2,61

4 Thực hiện khóa luận

tốt nghiệp của SV, HV 15 7 3 2,48 82 9 9 2,73

5

Tính điểm môn học, chuyên đề, học kỳ, khóa học của SV, HV, xét điều kiện thi tốt nghiệp và khóa luận cho sinh viên

20 3 2 2,72 91 5 4 2,87

6 Thi tốt nghiệp, luận văn

tốt nghiệp của SV, HV 16 5 4 2,48 85 11 4 2,81

7

Phân loại kết quả học tập, lập bảng điểm của SV, HV

20 5 0 2,8 89 10 1 2,88

8 Xét tốt nghiệp và cấp

bằng của SV, HV 21 4 0 2,84 86 10 4 2,82

Bảng 3.9. Bảng xếp thứ tự đánh giá của CBVC Bƣớc Tên quy trình Cán bộ quản lý Giảng viên Điểm TB Thứ tự

1 Xây dựng kế hoạch học tập của

kỳ, năm, khóa 2,2 2,8 2,50 8

2 Đánh giá và quản lý giờ lên lớp

của sinh viên, học viên 2,24 2,81 2,53 7

3 Thi hết môn của SV, HV và kiểm

tra thường kỳ, bài tập của SV, HV 2,68 2,61 2,65 4

4 Thực hiện khóa luận tốt nghiệp

của SV, HV 2,48 2,73 2,61 6

5

Tính điểm môn học, chuyên đề, học kỳ, khóa học của SV, HV, xét điều kiện thi tốt nghiệp và khóa luận cho sinh viên

2,72 2,87 2,80 3

6 Thi tốt nghiệp, luận văn tốt

nghiệp của SV, HV 2,48 2,81 2,65 5

7 Phân loại kết quả học tập, lập

bảng điểm của SV, HV 2,8 2,88 2,84 1

8 Xét tốt nghiệp và cấp bằng của

SV, HV 2,84 2,82 2,83 2

Nguồn: Tính toán của tác giả

Dựa vào bảng xếp thứ tự trên ta thấy được các tính toán giá trị trung bình của nhà trường từng bước của quy trình giảng dạy trên đã mang lại cái nhìn tổng quan về việc thực hiện quy trình giảng dạy trong nhà trường. Hầu hết các bước để hoàn thành quy trình giảng dạy đều được thực hiện khá tốt, trong đó bước thứ 7- Phân loại kết quả học tập, lập bảng điểm của sinh viên và học viên được đánh giá ở mức tốt nhất. Đây là bước gần cuối cùng nhưng đóng

phần quan trọng nhất vào việc giúp cho quá trình học tập của sinh viên và học viên được hoàn thiện. Điều này cho thấy sự thống nhất trong quá trình phối hợp giảng dạy giữa các đơn vị chức năng và các phòng ban trong nhà trường. Cùng với việc phân loại kết quả học tập cho sinh tốt, thì việc cấp phát bằng cho sinh viên cũng được đánh giá cao, bước thứ 7 và thứ 8 có mối liên hệ mật thiết với nhau giúp cho sinh viên và học viên hoàn thiện khóa học của mình.

Tiếp theo bước thứ 5 tính điểm môn học, chuyên đề, học kỳ, khóa học của SV, HV, xét điều kiện thi tốt nghiệp và khóa luận cho sinh viên. Bước này luôn được sự thống nhất trong quá trình đào tạo cho các sinh viên và học viên, thể hiện quy trình vẫn hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cho việc tính điểm kịp thời cho các sinh viên và học viên.

Bước thứ 3 và bước thứ 6- Thi hết môn và kiểm tra thường kỳ bài học của sinh viên và học viên và thi tốt nghiệp, luận văn của sinh viên và học viên được đánh giá ngang nhau. Hai bước này được đánh giá là bình thường do trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn có những sai sót do số lượng sinh viên của nhà trường lớn, công tác tổ chức chưa được tốt. Nhiều khi vẫn còn xảy ra tình trạng mất công bằng trong quá trình thi và kiểm tra, tuy không nhiều nhưng vẫn có của nhà trường.

Còn lại là ba bước được đánh giá thấp nhất bước 4, bước 2 và bước 1. Thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và học viên, đánh giá và quản lý giờ lên lớp của sinh viên học viên, xây dựng kế hoạch học tập của kỳ, năm, khóa. Đây cũng là một trong số những bước của quy trình mà nhà trường cần phải cải thiện và thúc đẩy để có hiệu quả hơn. Bởi đây là những bước thực hiện mà ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên và học viên của trong trường. Ba bước này luôn cần sự phối hợp giữa giảng viên, nhân viên và cán bộ quản lý. Do việc phối hợp thực hiện chưa được tốt nên còn ảnh

hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch học tập của kỳ, năm, khóa ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy không xảy ra nhiều trường hợp như không xử lý kịp khi không có giảng viên dẫn đến lớp phải báo nghỉ nhưng vẫn có dẫn đến chưa hoàn thành được tiến độ học tập đúng hạn. Nhưng vẫn có nên nhà trường cần phải tìm được những giải pháp thích hợp cho vấn đề này. Đánh giá và quản lý giờ lên lớp của sinh viên chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm nhưng công tác này còn chưa được hoàn thiện. Có nhiều trường hợp sinh viên nghỉ dẫn đến nghỉ nhiều bị buộc thôi học, nên công tác này chưa đạt hiệu quả cao. Các em sinh viên và học viên luôn có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc đào tạo của nhà trường, nên nếu giáo viên chủ nhiệm không sát sao thì sẽ không thể làm tốt được vai trò và nhiệm vụ của mình. Thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và học viên luôn là vấn đề rất quan trọng bởi đây đánh giá việc liên hệ giữa thực tế và kiến thức của các em. Tuy nhiên, một số khóa luận vẫn còn mang nặng tính lí thuyết, độ thực hành chưa cao. Nên dẫn đến việc ứng dụng vào thực tế cho sinh viên chưa tốt.

Kết luận: Trong từng bước thực hiện quy trình giảng dạy của mình, nhà trường phối hợp cùng với các giảng viên và nhân viên để sao cho thực hiện tốt nhất, việc thực hiện nhìn chung là tốt tuy nhiên vẫn còn một số yếu điểm mà cần phải khắc phục và làm cho các công tác này tốt hơn. Việc đánh giá các bước thực hiện quy trình ở trên cho thấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nhà trường cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa và nhất thiết phải gắn kết với việc làm cho quy trình quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường hiệu quả hơn. Như vậy, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới mang lại hiệu quả.

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Trƣờng ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)