0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp về phân phối thu nhập, hoàn thiện chính sách đối với cán

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 115 -118 )

L ƠN

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Giải pháp về phân phối thu nhập, hoàn thiện chính sách đối với cán

* Mục tiêu

- Xây dựng và hoàn thiện các chế độ chính sách đối với nhân viên trong toàn trường phải quan tâm đúng mức đền các quyền lợi và sự đãi ngộ nhằm thu hút đội ngũ cán bộ có năng lực, và tăng cường đội ngũ nhân viên trong nhà trường có đủ về số lượng và cải thiện nâng cao về chất lượng.

* Nội dung

- Một số các chính sách cơ bản cần được nhà trường quan tâm và bổ sung hoàn thiện như sau:

Các chính sách khuyến khích đội ngũ nhân viên tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn như khen thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích trong phong trào thi đua hai giỏi, phát huy các sáng kiến.

Các chính sách đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhân viên, đây là điều kiện để họ an tâm về mặt công tác, phục vụ tốt hơn cho các nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

* Phương hướng thực hiện

- Tổ chức tiến hành sắp xếp bộ máy, bố trí hợp lý biên chế đội ngũ nhân viên của nhà trường đảm bảo sự phân công công việc hợp lý.

- Xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộviên chức nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển.

* Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Tổ chức bộ máy, biên chế trong nhà trường phải quy củ và được củng cố nền nếp và hoạt động ổn định, trong công tác phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường. Đây là vấn đề rất bức thiết đối với các cán bộ nhân viên, tránh trường hợp công việc bị trì trệ do một số bộ phận hoạt động không hiệu quả.

4.3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Sau khi nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giảng viên và nhân viên của trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, công tác quản lý trong sự nghiệp phát triển của nhà trường. Tôi đã tiến hành lấy phiếu khảo sát của 25 cán bộ quản lý và 75 cán bộ viên chức trong nhà trường để khảo sát về tính khả thi của các giải pháp đã nêu ra. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.8: Bảng trƣng cầu ý kiến của cán bộ trong nhà trƣờng đánh giá nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển đội ngũ nhân viên

STT Mức độ CBQL NV RCT (3đ) CT (2đ) ICT (1đ) X1 RCT (3đ) CT (2đ) ICT (1đ) X2 1 Giải pháp 1 23 2 0 2,92 50 15 10 2,53 2 Giải pháp 2 22 3 0 2,88 45 14 16 2,39 3 Giải pháp 3 21 4 0 2,84 52 15 8 2,59 4 Giải pháp 4 20 3 2 2,72 60 9 6 2,72

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong đó: 1≤ X ≥3

RCT: Rất cần thiết CT: Cần thiết ICT: Ít cần thiết X: Giá trị trung bình

Bảng 4.9. Nhận thức về tính cấp thiết của các giải pháp đã nêu STT Giải pháp CBQL (X1) NV (X2) Điểm TB Thứ bậc 1 Giải pháp 1 2,92 2,53 2,725 1 2 Giải pháp 2 2,88 2,39 2,635 4 3 Giải pháp 3 2,84 2,59 2,715 3 4 Giải pháp 4 2,72 2,72 2,72 2

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong đó: 1≤ X ≥3 Nhận xét:

Giải pháp 1: có 73% cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2,725 xếp bậc 1 Giải pháp 2: có 67% cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2,635 xếp bậc 4 Giải pháp 3: có 73% cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2,715 xếp bậc 3 Giải pháp 4: có 80% cho là rất cần thiết điểm trung bình là 2,72 xếp bậc 2 Qua điều tra ta đánh giá được mức độ cần thiết của các giải pháp, thể hiện bằng điểm số trung bình từ 2,635 trở lên. Trong đó có ba giải pháp 1,4 được các cán bộ đánh giá cao về sự cần thiết.

Bảng 4.10. Bảng trƣng cầu ý kiến của cán bộ nhà trƣờng về tính khả thi của các giải pháp

STT Mức độ CBQL X1 NV X2 CKN (3đ) KN (2đ) IKN (1đ) CKN (3đ) KN (2đ) IKN (1đ) 1 Giải pháp 1 20 4 1 2,76 45 15 15 2,4 2 Giải pháp 2 19 3 3 2,64 35 25 15 2,27 3 Giải pháp 3 23 2 0 2,92 55 14 6 2,65 4 Giải pháp 4 19 4 2 2,68 61 10 4 2,76

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.11. Nhận thức về tính khả thi của các giải pháp STT Giải pháp CBQL (X1) NV (X2) Điểm TB Thứ bậc

1 Giải pháp 1 2,76 2,4 2,58 3

2 Giải pháp 2 2,64 2,27 2,46 4

3 Giải pháp 3 2,92 2,65 2,79 1

4 Giải pháp 4 2,68 2,76 2,72 2

Trong đó: 1≤ X ≥3 Nhận xét:

Giải pháp 1: có 65% cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2,58 xếp bậc 3 Giải pháp 2: có 54 % cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2,46 xếp bậc 4 Giải pháp 3: có 78 % cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2,79 xếp bậc 1 Giải pháp 4: có 80% cho là rất cần thiết điểm trung bình là 2,72 xếp bậc 2 Như vậy, qua khảo sát để đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đưa ra ta thu được điểm trung bình từ 2,46 trở lên.Trong đó giải pháp 3 và 4 được đánh giá cao về tính khả thi.

Tóm lại: Tất cả các giải pháp được trưng cầu ý kiến đều được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi. Tuy nhiên cũng có ý kiến dành cho các giải pháp không được đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tượng được chưng cầu ý kiến có sự chênh lệch, song tổng hợp lại thì cả 4 giải pháp đưa ra đều đảm bảo sự cần thiết và khả thi trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 115 -118 )

×