0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 27 -131 )

L ƠN

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường

nhà trường phải đồng bộ giữa công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ với công tác lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho ban lãnh đạo đến một thời kỳ nhất định sẽ nhận định được công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được thực hiện như thế nào có mang lại hiệu quả hay không?

Nhà trường cần phối hợp các giải pháp mình đặt ra với những tiêu chí cụ thể để có thể mang lại những điều kiện tốt nhất cho cán bộ tích cực nâng cao năng lực của mình. Do vậy, trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất thiết phải toàn diện và như thế mới đem lại những kết quả cụ thể đem lại tác động tích cực cho cán bộ giảng viên và nhân viên của nhà trường.

1.1.5. Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học đại học

- Kế hoạch tuyển mới của nhà trường, yêu cầu về trình độ và lên kế hoạch tuyển chọn cụ thể. Đồng thời điều chỉnh chính sách để thu hút và khuyến khích nhân tài

- Huy động, khai thác mọi nguồn lực để đội ngũ cán bộ có điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học

- Tuyển chọn để gửi đi các nhân viên và giáo viên có năng lực đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo lớn trong nước và nước ngoài ưu tiên hàng đầu cho các ngành mới mở, các chuyên ngành mũi nhọn, các cán bộ khoa học hàng đầu

- Phát triển tốt trong hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong trƣờng đại học

1.2.1 Thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số trường đại học nước ngoài học nước ngoài

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Là một đất nước có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đào nguồn nhân lực có chất lượng cao, các trường đại học danh tiếng xếp hàng đầu trên thế giới. Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực luôn được các trường đại học của Mỹ quan tâm và có những tác dụng tích cực đối với sinh viên, với yêu cầu cao về chất lượng giảng dạy họ đã đạt được rất nhiều thành công trong việc đào tạo ra những sinh viên có trình độ, đáp ứng được yêu cầu lao động trên thế giới.

Nhật Bản

Là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới.

Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.

Trung quốc

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Chính phủ đang hết sức quan tâm, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực này khi chuyển dần sang kinh tế tri thức. Năm 2003, Trung Quốc đã đề ra Chiến lược tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả được đề ra trong Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung của chiến lược là: lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, trí thức, tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học.

Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn cần sự học hỏi và tìm hiểu những kinh nghiệm của các nước đi trước. Do Việt Nam là một đất nước tuy đã có nhiều những thành tựu trong sự nghiệp giáo dục đào tạo nhưng vẫn còn phải cố gắng hơn rất nhiều để đào tạo ra những người có đủ đức và tài để đảm nhận được yêu cầu phát triển chung của xã hội.

1.2.2. Thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số trường đại học tại Việt Nam đại học tại Việt Nam

1.2.2.1. Thực tiễn trường Đại học Quốc gia

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường hàng đầu của Đại học Việt Nam, phát triển đa ngành đa nghề. Đây là một trong ba trường của nước ta được lọt vào top các trường của Đông Nam Á về chất

lượng giáo dục hàng đầu. Nhà trường đã luôn thực hiện cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực. Công tác nâng cao chất lượng đào tạo đã luôn được nhà trường đầu tư phát triển, hệ thống chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung nâng cấp, tham chiếu với những chương trình tiên tiến trên thế giới, cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được hoàn chỉnh. Cùng với đó công tác về nâng cao chất lượng nguồn nhân sự cũng được nhà trường đề cao, tỷ lệ giảng viên cơ hữu có học vị tiến sỹ trở lên luôn đạt hơn 70% từ năm 2013. Tỷ lệ Phó giáo sư, tiến sỹ đạt 24%. Với những mục tiêu to lớn như vậy, trường đại học Quốc gia Hà Nội cũng luôn phấn đấu xây dựng đội ngũ nhân sự, thực hiện sứ mạng của mình “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học- công nghệ tiên tiến trên cơ sở phát huy thế mạnh về CNTT-TT; tiên phong tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới; đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước”.

1.2.2.2. Thực tiễn trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1956. Trường luôn là một trong những trường hàng đầu trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, trường có bề dày lịch sử và nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay, nhà trường có 1950 cán bộ trong đó có 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhà trường có 154 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, viện sỹ 3, Giáo sư và phó giáo sư 399 người, Tiến sỹ khoa học và tiến sỹ 703 người, thạc sỹ 1200 người. Với đội ngũ các giảng viên nhà trường hùng hậu như vậy, đã mang tới một môi trường học tập lành mạnh cho cán bộ viên chức và các em sinh viên theo học tại đây. Đạt được những kết quả này là do nhà trường đã tích cực, chủ động trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong suốt chiều dài phát triển của mình. Đây là một tấm gương sáng về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài mà các trường đại học trong cả nước cần học tập.

1.2.2.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực

Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Để hiện thực hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không chỉ là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi cá nhân. “Bản thân người học phải tự thay đổi chính mình. Cần xác định mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cụ thể, lâu dài...”, từ đó tập trung tích lũy và xây dựng kho kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân.

Đồng thời cũng khẳng định song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài thì cần phải đi đôi với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời hiện đại như tinh thần học tập, trau dồi tri thức, có lý tưởng và năng lực làm chủ bản thân mình.

Đại hội XI đưa ra phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao.

1.2.3. Thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số trường đại học tại tỉnh Thái Nguyên đại học tại tỉnh Thái Nguyên

1.2.3.1. Trường đại học Sư phạm

Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên là một trong những lá cờ đầu trong đào tạo của Đại học Thái Nguyên và trong ngành giáo dục. Nơi đây đào tạo ra những cử nhân là giáo viên ở các môn, các chuyên ngành đào tạo. Là một trong

những trường đi tiên phong về đổi mới và nâng cao cách thức giảng dạy đã đào tạo ra nhiều giáo viên có kiến thức và kỹ năng cao. Với tổng số giảng viên là 392 người trong đó có 01 Giáo sư, 18 Phó Giáo sư, 76 Tiến sỹ, 226 Thạc sỹ và 71 cử nhân đại học. Nhà trường đã luôn thúc đẩy các cán bộ học tập và nâng cao trình độ của mình, tự bồi dưỡng năng lực của bản thân. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều những giáo viên có chất lượng, mang tới cho ngành giáo dục những người thầy tâm huyết. Đạt được những thành tựu như vậy là do có sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên và nhân viên của nhà trường. Tuy nhiên trong những năm tới nhà trường cũng cần thúc đẩy hơn nữa các giảng viên và nhân viên của mình trong học tập và nâng cao trình độ, để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu, mục tiêu của nhà trường.

1.2.3.2. Đại học Y Dược Thái Nguyên

Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển là một trường có cơ sở lớn về nhân lực và y tế với đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở trình độ cao. Đồng thời nhà trường có cơ sở vật chất đồng bộ để làm tiền đề vững chắc, có khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhà trường đã từng bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của mình để đáp ứng mục tiêu này. Hiện nay, nhà trường có 7 Phó giáo sư và 20 Tiến sỹ. Trường luôn chú trọng trong phát triển đội ngũ, bồi dưỡng những cán bộ có trình độ chuyên sâu, hàng năm cử hơn 20 cán bộ đi học nghiên cứu sinh tại nước ngoài.

Đi kèm với đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công tác đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển trường theo hướng đa ngành. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện để cán bộ tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tăng cường đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được nhà trường đã đưa trường thành một cơ sở mạnh về đào tạo của toàn Đại học Thái Nguyên và các tỉnh miền Bắc.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Các trường đại học của Việt Nam và các trường ở Đại học Thái Nguyên đã có thực tiễn phát triển trong rất nhiều năm và kinh nghiệm. Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã luôn được các trường đề cao, mang lại những thành tựu và kết quả đáng kể cho nhà trường từ vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp nhận thức được vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần rất nhiều thời gian và tâm huyết. Do vậy muốn làm tốt điều này nhà trường phải có những mục tiêu và chiến lược cụ thể trong từng thời kỳ, giai đoạn. Trong những thời kỳ này nhà trường phải đánh giá được những kết quả đạt được và có những giải pháp, kế hoạch cho thời kỳ tiếp theo. Bởi không phải nhà trường nào cũng thành công khi thực hiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi vậy trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp nhận thức và rút ra được kinh nghiệm từ các trường có tên tuổi. Nên công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được nhà trường triển khai và thực hiện một cách có hiệu quả.

Từ thực tiễn của các nhà trường trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp cũng nhận thức được rằng muốn nâng cao được chất lượng nguồn lực thì công tác khác cũng phải được nhà trường làm tốt. Công tác đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên và nhân viên cũng phải được hoàn thiện.

Do vậy, nhà trường muốn công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình đạt được những hiệu quả nhất định thì phải phối hợp tốt với các giải pháp nêu trên để công tác này được hoàn thiện và mang lại những hiệu quả nhất định cho cán bộ viên chức của nhà trường.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời một số các câu hỏi chính sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học như thế nào?

- Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013 ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên?

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 27 -131 )

×