Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên (Trang 45 - 46)

L ƠN

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường ĐHKTCN nguyên là trường Đại học Cơ điện, được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1965 theo quyết định số 164-CP của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976 trường được đổi tên là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. Năm 1982 trường mang tên là trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp. Từ năm 1994 đến nay trường là thành viên của trường Đại học Thái Nguyên.

Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp có khuôn viên trên 50 hec-ta, đóng trên địa bàn thành phố Thái nguyên, trung tâm văn hóa, kinh tế của tỉnh Thái nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc tự hào là một trường Đại học Kỹ thuật đa ngành. Hiện nay trường có 7 ngành đào tạo ở các khoa, trong đó có 24 chuyên ngành đào tạo đại học, 5 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 3 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh. Cùng với 13 phòng chức năng, 13 khoa chuyên môn, 3 trung tâm, 1 viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp và đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường (Trong đó thạc sĩ là 278, Phó giáo sư 8, Tiến sĩ 31). hiện nay trường đã đào tạo cho đất nước, đặc biệt là nền công nghiệp khu vực miền núi phía Bắc trên 30.000 kỹ sư, 5000 kỹ thuật viên, hàng ngàn thạc sỹ, tiến sỹ kỹ thuật phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2013 tổng số sinh viên chính quy hiện nay của trường lên tới 9.598 sinh viên, sinh viên liên thông là 1.577, số sinh viên (vừa làm vừa học) là 4370 và 49 học viên cao học.

Đặc biệt, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, nhà trường đầu tư xây mới: 1 trung tâm thí nghiệm riêng biệt với 7 phòng thí nghiệm cho tất cả các ngành như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Xây dựng với các trang thiết bị hiện đại như: máy tạo mẫu thanh, hệ thống sim mở, máy cắt dây, robot, phòng thực hành CAD/CAM, thiết bị điện ABB, OMON, SIEMEN, LABVOL… Trung tâm thực nghiệm có chức năng đảm bảo cho sinh viên thực hành 11 nghề phù hợp với hệ thống đào tạo.

Bên cạnh những thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo, từ năm 2013 Nhà trường đã đầu tư trên 3 tỷ đồng cho công tác NCKH. Năm 2013 trường đã thực hiện 3 đề tài cấp bộ, 42 đề tài cấp cơ sở, 101 đề tài sinh viên. Ngoài việc tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế, Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm cấp trường nhằm đẩy mạnh phong trào NCKH một cách toàn diện.

Hiện nay, trường có hợp tác với rất nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước và trên thế giới nhằm chuyển giao công nghệ, trao đổi giáo viên và thực tập sinh. Tạo cơ hội cho sinh viên đủ điều kiện được thực tập, nâng cao tay nghề. Các hoạt động hợp tác quốc tế được nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên tạo điều kiện cho Nhà trường hội nhập nhanh với nền kỹ thuật công nghiệp trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)