L ƠN
5. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thực hiện thông qua sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Ở phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về tình hình đội ngũ nhân sự tại trường và chất lượng của nguồn nhân lực. Qua đó ban lãnh đạo nhà trường sẽ đưa ra được các quyết định trong tương lai dựa vào khả năng dự báo của phương pháp này.
2.2.5.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp cho chúng ta so sánh các thời kỳ với nhau để đánh giá sự phát triển của sự vật, hiện tượng theo không gian và thời gian. Trên cơ sở số liệu về nguồn lực, trình độ của từng người hoặc từng nhóm để đưa ra các chỉ tiêu so sánh các số liệu trong cùng kỳ và giữa các năm với nhau. Qua đó đánh giá được các yếu tố về phát triển hay sự hạn chế của yếu tố đang được xét đến. Đối với trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp thì sự so sánh này là giữa trình độ của cán bộ viên chức đạt được theo từng năm cụ thể, có được như mục tiêu của nhà trường không. Về mặt số lượng so sánh theo từng năm tăng lên hay giảm xuống, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhà trường như thế nào.
2.2.5.3. Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đưa ra được những gợi ý để hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích SWOT giúp cho các nhà quản trị mà ở đây là Ban giám hiệu nhà trường đưa ra quyết định dựa trên bốn sự phân tích trên mà không đưa ra dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Bởi vì phân tích SWOT cũng chỉ ra các đặc điểm để chỉ ra các khả năng và triển vọng trong tương lai của một trường đại học.
Lý thuyết về mô hình SWOT: Ma trận SWOT ĐIỂM MẠNH (Strengths-S) ĐIỂM YẾU (Weaknesses-W) CƠ HỘI (Opportunities-O) THÁCH THƢC (Theats-T)