Đối với NHNN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hạn mức giao dịch đối với các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 88 - 90)

- Hạn mức tài trợ thương mại là số dư tối đa mà TCTD cấp HMGD

3.3.1.Đối với NHNN

CÁC TCTD TẠI OCEANBANK

3.3.1.Đối với NHNN

NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chính vì vậy NHNN cần phát huy tích cực vai trò của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD, cụ thể là:

Thứ nhất, điều hành chính sách lãi suất theo quan hệ cung – cầu thị trường.

NHNN có vai trò điều tiết thị trường để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để cung ứng tiền cho phù hợp. Hạn chế sử dụng các biện pháp quy định hành chính mà thực tế đã không phát huy tác dụng như trong thời gian vừa qua như áp trần lãi suất, kêu gọi mà thực chất là yêu cầu các Ngân hàng đồng thuận cam kết hạ lãi suất huy động... để sớm giúp thị trường vận hành ổn định. NHNN cần có những tuyên bố rõ ràng, nhất quán về chính sách hỗ trợ thanh khoản như tái cấp vốn

cho các ngân hàng để mở rộng tín dụng và duy trì thời gian trong bao lâu, từ đó giúp các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn vay và chủ động hơn trong sử dụng vốn, tránh thắt chặt đột ngột, thu tiền về gây cú sốc thanh khoản cho thị trường, giúp hoạt động của toàn hệ thống vận hành trôi chảy, giảm bớt rủi ro trong giao dịch giữa các TCTD.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng.

Để hỗ trợ cho các TCTD trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể và trước tiên là chấn chỉnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu đảm bảo kịp thời, chính xác, tin cậy, bổ sung các thông tin về TCTD (hiện nay CIC mới cung cấp thông tin về cá nhân và tổ chức kinh tế) giúp các ngân hàng thẩm định tốt hơn các TCTD đang có nhu cầu giao dịch. Kết hợp chặt chẽ với các TCTD, đảm bảo có được nguồn thông tin hai chiều.

Thứ ba, quyết liệt sửa đổi những quy định không phù hợp để làm lành mạnh hóa hoạt động TTLNH

Hiện nay, trên TTLNH đang diễn ra một nghịch lý: lãi suất huy động từ TTLNH thấp, trong khi từ dân cư và doanh nghiệp cao, nhưng ngân hàng thiếu không thể tìm đến nguồn vốn rẻ, còn ngân hàng thừa phải lách để đến với người vay. Nguyên nhân là do khuyến cáo của NHNN. Theo đó, các TCTD không nên vay từ TTLNH vượt quá 20% tổng vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp, vượt quá mức này sẽ bị thanh kiểm tra toàn diện.

Vì khuyến cáo này, các ngân hàng cổ phần nhỏ trước dựa nhiều vào vốn LNH giờ phải tìm nguồn khác khiến nhu cầu vay trên TTLNH sụt giảm. Đối với các ngân hàng dư thừa vốn, họ cũng phải xoay sở tìm đầu ra. Thông thường, các ngân hàng này sẽ bơm tiền cho các công ty con của mình, sau đó đơn vị này đem tiền đến gửi ở TCTD khác đang cần vốn hoặc cấp tín dụng

cho một cá nhân để cá nhân này đại diện cho ngân hàng đến gửi vốn tại các TCTD khác. Cách này giúp ngân hàng cần vốn không vi phạm khuyến cáo về tỷ lệ 20% của Ngân hàng Nhà nước mà vẫn huy động đủ khối lượng cần thiết mà nhanh hơn từ dân cư. Cách làm này khiến thị trường tiền tệ bị méo mó và vận hành không hiệu quả. Lẽ ra khi huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp mà lãi suất cao thì các ngân hàng có thể chuyển sang LNH với lãi suất thấp hơn và sau đó mặt bằng chung sẽ giảm xuống. Nhưng do tỷ lệ 20%, ngân hàng thiếu vốn không thể tìm thêm nguồn rẻ hơn ở TTLNH, dòng tiền bị ùn tắc và chi phí huy động vốn tăng lên. Do vậy, ngân hàng cũng khó hạ lãi suất cho vay và không kích thích được tăng trưởng tín dụng”.

Bên cạnh đó, còn một số quy định không hợp lý như ngân hàng nước ngoài không được dựa được vào vốn của ngân hàng mẹ để cho vay (áp đặt mức cho vay không quá 15% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho một khách hàng), không tính tiền gửi thanh toán của TCTD khác vào tổng nguồn vốn huy động của một ngân hàng… đang làm tăng trưởng tín dụng chậm lại.

Vì thế, muốn TTLNH vận hành một cách lành mạnh, thực hiện đúng chức năng là nơi để các TCTD điều hòa nguồn vốn thì NHNN cần sớm xem xét tháo bỏ những quy định chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hạn mức giao dịch đối với các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 88 - 90)