Định hướng về hoạt động trên TTLNH và công tác quản lý HMGD đối với các TCTD của Oceanbank

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hạn mức giao dịch đối với các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 74 - 77)

- Hạn mức tài trợ thương mại là số dư tối đa mà TCTD cấp HMGD

CÁC TCTD TẠI OCEANBANK

3.1.2. Định hướng về hoạt động trên TTLNH và công tác quản lý HMGD đối với các TCTD của Oceanbank

đối với các TCTD của Oceanbank

3.1.2.1. Định hướng về hoạt động trên TTLNH của Oceanbank

Trong số ba lĩnh vực đầu tư chủ yếu mà Oceanbank tham gia là đầu tư trên TTLNH, đầu tư vào giấy tờ có giá, đầu tư vào việc góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trên TTLNH vẫn được coi là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các hoạt động đầu tư, nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

- Đảm bảo khả năng thanh khoản của Oceanbank. Cụ thể, Occeanbank sẽ tiếp tục duy trì lượng lớn các giấy tờ có giá để tham gia nghiệp vụ thị trường mở, đây là một trong những kênh huy động vốn giá rẻ, được coi như “phao cứu hộ” trong những thời kỳ khó khăn chung về thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Lãi suất trên TTLNH, vào thời điểm cuối năm và gần Tết nguyên đán thường có xu hướng tăng mạnh do thời gian này nhu cầu thanh toán trong sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế tăng cao. Nguồn vốn trở nên khan hiếm, đặt ra vấn đề về thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro thanh khoán, phòng Nguồn vốn có nhiệm vụ tìm kiếm và lựa chọn huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài vượt qua thời điểm nhạy cảm về lãi suất đồng thời gửi một phần nguồn vốn huy động tạm thời nhàn rỗi có kỳ đáo hạn rơi vào thời điểm nhạy cảm để đảm bảo tài trợ cho các hoạt động thanh toán hoặc kinh doanh nếu có thể trên cơ sở giảm mức độ rủi ro tài chính gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.

- Tiếp tục duy trì cơ cấu nguồn vốn hợp lý: cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh theo hướng tỷ trọng huy động trên thị trường 1 tăng mạnh và chiếm tỷ trọng chính tạo cơ cấu nguồn vốn bền vững đảm bảo tài trợ tốt cho hoạt động sử dụng vốn của Oceanbank trong đó có hoạt động bán vốn hay gửi vốn trên TTLNH, đồng thời huy động vốn từ TTLNH nhằm duy trì và tăng cường mối quan hệ với các NHTM khác, đặc biệt là các NHTM quốc doanh.

3.1.2.2. Định hướng công tác quản lý HMGD đối với các TCTD của Oceanbank

Để đáp ứng sự lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh LNH, công tác quản lý HMGD đối với các TCTD cũng đứng trước những đòi hỏi bức thiết cần phải được chú trọng hơn nữa, thực hiện tốt vai trò quản lý rủi ro để giúp bộ phận kinh doanh tận dụng cơ hội kinh doanh thu lợi nhưng vẫn bảo toàn được vốn. Tuy năm 2011, công tác quản lý HMGD đối với các TCTD đã có những bước phát triển vượt bậc như thành lập bộ phận chuyên trách là Phòng QHNHĐL, bước đầu xây dựng và ban hành Quy trình, quy chế liên quan nhưng hoạt động vẫn ở mức hết sức sơ khai. Nhận thức rõ điều này, Oceanbank đặt mục tiêu trong thời gian tới phải tăng cường công tác quản lý HMGD đối với các TCTD để góp phần nâng cao chất lượng tài sản, đảm bảo thanh khoản và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Định hướng cho công tác quản lý HMGD đối với các TCTD là:

- Về công tác ban hành hệ thống chính sách, văn bản phục vụ công tác quản lý HMGD đối với các TCTD: Tăng cường rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy trình, quy chế đã ban hành về quản lý HMGD đối với TCTD theo hướng tăng các chỉ tiêu định lượng, giảm các chỉ tiêu định tính, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Oceanbank nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ nói chung.

- Về mức độ tuân thủ hệ thống chính sách, quy trình, quy chế về công tác quản lý HMGD đối với các TCTD tại Oceanbank: Các bộ phận kinh doanh có liên quan đến việc sử dụng HMGD cấp cho các TCTD như Phòng KHNV, Phòng Kinh doanh Ngoại tệ chịu trách nhiệm điều chỉnh danh mục đầu tư sao cho tất cả các khoản đầu tư trên TTLNH đều phải nằm trong HMGD được Oceanbank cấp cho các TCTD. HMGD này phải do Phòng QHNHĐL đề xuất sau khi tiến hành thẩm định độc lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD. Các trường hợp trình vượt HMGD cũng phải do Phòng QHNHĐL thẩm định khi có đề xuất của bộ phận kinh doanh và được HĐQT phê duyệt. Trường hợp trình vượt cấp (trình HĐQT không qua Phòng QHNHĐL) phải nêu rõ lý do.

- Thống nhất phương pháp định kỳ rà soát, phân tích thực trạng sử dụng HMGD được cấp của các TCTD và định hướng quan hệ với các TCTD trong từng thời kỳ cho phù hợp với diễn biến của thị trường tiền tệ và khả năng cân đối vốn của Oceanbank.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong cạnh tranh giữa Oceanbank và các TCTD khác trên TTLNH, tránh lợi dụng, sát phạt nhau như thời gian gần đây (cho vay vượt lãi suất trần, ép các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản phải nhận nguồn kỳ hạn dài với lãi suất cao...): Mối quan hệ giữa các TCTD trên TTLNH vừa là cạnh tranh nhau để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất vừa là hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau vì không có TCTD nào mà không có lúc cần vay vốn của TCTD khác để đảm bảo thanh khoản. Nếu một TCTD có rủi ro thanh khoản thì có thể kéo cả hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, Oceanbank chủ trương cân đối vốn hợp lý, sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư trên TTLNH theo lãi suất thị trường, không lợi dụng cơ hội TCTD khác gặp khó khăn về thanh khoản để ép giá.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hạn mức giao dịch đối với các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w