0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠN MỨC GIAO DỊCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (Trang 33 -34 )

- Hạn mức tài trợ thương mại là số dư tối đa mà TCTD cấp HMGD

1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quản lý HMGD đối với TCTD của NHTM. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu: - Chính sách của NHTM đối với công tác quản lý HMGD đối với

các TCTD

Hoạt động LNH cũng là một hình thức cấp tín dụng. Hơn nữa, do giá trị giao dịch giữa NHTM và các TCTD thường lớn mà giao dịch lại thực hiện chủ yếu trên cơ sở tín chấp nên tổn thất nếu xảy ra rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu sẽ rất lớn. Do đó, công tác quản lý HMGD đối với các TCTD tại NHTM là hết sức cần thiết. Xây dựng được một chính sách đúng đắn, phù hợp đối với hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo khả năng sinh lợi trên cơ sở phân tán rủi ro. Ngược lại, một chính sách không hợp lý sẽ làm cho trách nhiệm của cán bộ thẩm định không cao, có thể dẫn đến tình trạng cấp HMGD tràn lan, không kiểm soát được việc sử dụng hạn mức, gây tổn thất cho ngân hàng.

-Nhu cầu giao dịch trên TTLNH của NHTM

Tùy theo đặc điểm nguồn vốn cũng như năng lực của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế mà một NHTM có thể có hoặc không có, có nhu cầu ít hoặc nhiều trong việc tham gia TTLNH với vị thế là người cấp tín dụng. Nếu một ngân hàng thường xuyên thiếu vốn ngắn hạn, không đủ uy tín để tự tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế như xác nhận L/C, bảo lãnh mở L/C… thì họ sẽ chủ yếu đi vay trên TTLNH và không thực sự cần quan

tâm đến công tác quản lý HMGD đối với TCTD khác. Do đó, yêu cầu đối với công tác quản lý HMGD ở các ngân hàng này thường thấp, quy trình đơn giản, thậm chí không có quy trình, hạn mức được cấp mang tính tương đối, không đòi hỏi quá chi tiết. Ngược lại, các ngân hàng thường có nguồn vốn dư thừa trong ngắn hạn, có uy tín trong thanh toán quốc tế thì thường hoạt động tích cực trên TTLNH với tư cách người cho vay nên các ngân hàng này phải xây dựng một hệ thống, quy trình xếp hạng tín dụng hoàn thiện, tiến dần tới chuẩn mực quốc tế để hạn chế rủi ro tốt hơn.

- Năng lực của các cán bộ tham gia vào công tác quản lý HMGD

đối với các TCTD tại NHTM

Trong bất kỳ hoạt động nào, nhân tố con người luôn đóng vai trò then chốt. Đặc biệt đối với hoạt động cấp HMGD cho các TCTD, tầm quan trọng của các cán bộ thẩm định lại càng lớn do hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng cũng như các thông tin thu được còn nhiều hạn chế trong khi chỉ một quyết định không chính xác cũng có thể khiến NHTM gánh chịu những tổn thất rất lớn. Trong bối cảnh các chỉ tiêu định tính vẫn có tỷ trọng lớn trong kết quả đánh giá của các ngân hàng, kinh nghiệm cũng như đạo đức của các cán bộ thẩm định có thể có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công tác quản lý HMGD. Do đó, việc lựa chọn các cán bộ giàu kinh nghiệm, vừa có tài vừa có đức để tiến hành hoạt động thẩm định là một trong những điều kiện quan trọng nhất để NHTM có thể quản trị rủi ro tốt mà vẫn không bỏ lỡ những cơ hội trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠN MỨC GIAO DỊCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (Trang 33 -34 )

×