Hoàn thiện hệ thống chính sách của Oceanbank đối với công tác quản lý HMGD đối với các TCTD

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hạn mức giao dịch đối với các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 77 - 80)

- Hạn mức tài trợ thương mại là số dư tối đa mà TCTD cấp HMGD

3.2.1.Hoàn thiện hệ thống chính sách của Oceanbank đối với công tác quản lý HMGD đối với các TCTD

CÁC TCTD TẠI OCEANBANK

3.2.1.Hoàn thiện hệ thống chính sách của Oceanbank đối với công tác quản lý HMGD đối với các TCTD

VỚI CÁC TCTD TẠI OCEANBANK

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách của Oceanbank đối với công tácquản lý HMGD đối với các TCTD quản lý HMGD đối với các TCTD

3.2.1.1. Chính sách về đối tượng khách hàng

Hiện nay, đối tượng khách hàng mà Oceanbank xem xét cấp HMGD là tất cả các loại hình TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD. Tuy nhiên, cần chú trọng tăng cường mối quan hệ với khối Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài, chủ động thẩm định để cấp HMGD, tạo điều kiện để bộ phận kinh doanh tiếp cận với các loại hình TCTD này. Hiện nay, Oceanbank đã có quan hệ giao dịch với các TCTD thuộc hai khối này nhưng mới giao dịch với rất ít ngân hàng, chủ yếu dưới hình thức đối ứng tiền gửi, giao dịch vẫn rất hạn chế cả về số lượng và giá trị trong khi các ngân hàng này thường có nguồn vốn dồi dào với lãi suất tốt.

3.2.2.2. Chính sách về thẩm quyền giao dịch

Để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Oceanbank cần quy định rõ thẩm quyền giao dịch LNH, cụ thể:

Thứ nhất, để phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, hoạt

động LNH của Oceanbank phải tập trung tại Hội sở chính. Các chi nhánh và phòng giao dịch không được phép giao dịch với các TCTD. Nghiêm cấm tình trạng các chi nhánh và phòng giao dịch nhận vốn của các TCTD thông qua các công ty trung gian để làm tăng ảo chỉ tiêu huy động thị trường 1.

Thứ hai, HMGD Oceanbank cấp cho các TCTD chỉ áp dụng đối với

các giao dịch với Hội sở chính của các TCTD đối với các TCTD là pháp nhân Việt Nam và các chi nhánh có đầy đủ tư cách pháp nhân của các TCTD nước ngoài. Trong trường hợp một TCTD không thực hiện giao dịch LNH tại Hội sở chính thì HMGD được cấp sẽ được áp dụng với một chi nhánh đầu mối

duy nhất của TCTD với điều kiện chi nhánh này có ủy quyền rõ ràng của Hội sở chính được phép thực hiện giao dịch LNH với các TCTD khác.

3.2.2.3. Hoàn thiện quy trình thẩm định và cấp HMGD đối với các TCTD của Oceanbank

Việc ban hành được quy trình thẩm định và cấp HMGD đối với các TCTD là một bước tiến lớn trong hoạt động quản trị rủi ro của Oceanbank. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, quy trình đã bộc lộ một số hạn chế, cần phải được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể là:

Thứ nhất, bổ sung vào quy trình công tác quản lý việc sử dụng

HMGD, theo đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong quá trình sử dụng HMGD:

- Phòng KHNV là đầu mối giao dịch với khách hàng để xử lý các vấn đề liên quan đến giao dịch trong suốt quá trình từ khi bắt đầu giao dịch đến khi tất toán hợp đồng; theo dõi các giao dịch đến hạn, lập đề nghị hạch toán và thanh toán các giao dịch để thông báo cho bộ phận hỗ trợ giao dịch như Phòng kế toán, Phòng thanh toán trong nước để thực hiện hạch toán và thanh toán giao dịch. Đồng thời, phòng KHNV có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho Phòng QHNHĐL về việc thanh toán của khách hàng liên quan đến các giao dịch bị quá hạn, có dấu hiệu rủi ro…

- Phòng QHNHĐL có nhiệm vụ lưu ý đến biến động về xếp hạng tín dụng nội bộ của ĐCTC để đề xuất điều chỉnh hạn mức cho kịp thời, phù hợp; thông báo những thay đổi về HMGD cho phòng KHNV liên quan đến những TCTD đang được cấp hạn mức; định kỳ báo cáo Tổng giám đốc về tình hình sử dụng hạn mức tín dụng của các TCTD.

Các phòng ban tham gia vào quá trình quản lý HMGD đều phải có trách nhiệm trong việc phối hợp xử lý những vấn đề khi phát sinh rủi ro.

Thứ hai, tiến hành thẩm định lại TCTD để điều chỉnh HMGD theo

định kỳ bắt đầu từ cuối quý I hoặc đầu quý II hàng năm thay vì ngay khi bắt đầu năm tài chính mới (ngay đầu quý I) như hiện nay. Điều này sẽ giúp Phòng QHNHĐL thu thập được Báo cáo tài chính có kiểm toán của các TCTD cho năm tài chính trước, tránh tình trạng gia hạn thời gian điều chỉnh hạn mức hoặc phải cấp HMGD tạm thời sau đó điều chỉnh cho các TCTD.

Thứ ba, bổ sung những quy định về chế độ kiểm tra, kiểm soát, thông

tin và báo cáo:

- Chế độ thông tin và báo cáo:

+ Bộ phận kinh doanh gồm Phòng KHNV, Phòng kinh doanh tiền tệ, Phòng thanh toán quốc tế có trách nhiệm cập nhật các thông tin về tình hình sử dụng giới hạn tín dụng đối với khách hàng ngay sau khi thực hiện giao dịch với khách hàng.

+ Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm lập Báo cáo bằng văn bản và gửi trực tiếp về Phòng QHNHĐL, bao gồm các báo cáo sau:

a)Báo cáo tháng: chậm nhất đến ngày 10 tháng sau gửi Báo cáo về các quan hệ giao dịch với khách hàng trong tháng.

b)Báo cáo quý: chậm nhất đến ngày 10 tháng đầu tiên của quí sau gửi Báo cáo về việc thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng trong quý.

+ Các bộ phận kinh doanh có trách nhiệm thông báo kịp thời về Phòng QHNHĐL các thông tin bất thường về tình hình hoạt động của khách hàng; về tình hình thị trường hoặc về quan hệ giao dịch của khách hàng với Ngân hàng mà có thể gây ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng hoặc tổn thất tài chính của Ngân hàng.

- Chế độ theo dõi và kiểm tra

+ Trưởng Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc xác định và thực hiện giới hạn giao dịch đối với các TCTD.

+ Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm soát, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ định kỳ hàng năm (hoặc bất thường theo yêu cầu của Ban Điều hành) trình Ban Điều hành Báo cáo đánh giá về việc chấp hành các quy định về xác định, thực hiện và quản lý HMGD đối với khách hàng là TCTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hạn mức giao dịch đối với các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 77 - 80)