5. Kết cấu của Luận văn
4.2.6. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc
Việc đánh giá công chức hàng năm nhằm làm rõ những ƣu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của từng công chức, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thƣớc đo chủ yếu trong đánh giá công chức.
Thực hiện đánh giá công chức phải đảm bảo tính khách quan, thẳng thắn, toàn diện trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân; thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai đảm bảo kết luận đánh giá công chức là đúng mức và chính xác.
Kết quả đánh giá công chức sẽ là căn cứ chính để xem xét việc đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức.
Việc đánh giá, phân loại công chức đƣợc thực hiện theo 1 trong 4 mức sau: - Mức 1: Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ.
- Mức 2: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. - Mức 3: Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
- Mức 4: Chƣa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
Biểu dƣơng những công chức có thành tích xuất sắc, sau khi đánh giá thực hiện công việc. Kết quả của cuộc đánh giá cần đƣợc công bố kịp thời xuống các Phòng, đơn vị. KBNN Thái Nguyên nên có một cuộc họp biểu dƣơng các cá nhân điển hình, tiên tiến. Khích lệ họ bằng vật chất, tinh thần. Đây cũng là điều kiện để nâng lƣơng trƣớc hạn cho công chức có thanh tích xuất sắc.