Tại Hà Nội, nông nghiệp ngoại thành có vai trò đặc biệt quan trọng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô từ năm 2000 nêu rõ “Phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng một nền nông nghiệp đô thị-sinh thái” là định hướng cơ bản và có tính chiến lược trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Vì thế cũng đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững theo hướng một nền nông nghiệp sinh thái.
Năm 2001, khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nội dung, tiêu chí và các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái”. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu nhập thông
tin từ 100 hộ nông dân của 5 huyện ngoại thành đại diện cho 4 nhóm ngành sản xuất chuyên môn hóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoại thành đã bước đầu tiếp cận các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái vùng ven đô nhưng còn gặp khá nhiều khó khăn cần tháo gỡ trên các mặt kinh tế, tổ chức và kỹ thuật. Để tiến tới nền nông nghiệp đô thị sinh thái cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa kết hợp phát triển tổng hợp các hoạt động du lịch, dịch vụ (Phạm Văn Khôi, 2004).
Năm 2003, đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010” bắt
đầu được triển khai. Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Lê Quý Đôn làm chủ
nhiệm. Thông qua việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Nội 20 năm trước, đề tài đã xây dựng được các luận cứ khoa học, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng đô thị - sinh thái và hiện đại hóa nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.
Từ kết quả của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế kỹ
thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội”, Lê Quốc Doanh (2004) cho rằng, quá trình đô thị hóa vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho nông nghiệp vừa có những ảnh hưởng tiêu cực. Tích cực là vì nó tạo ra thị
trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp … Tiêu cực là gia tăng ô nhiễm, ngập úng, mất đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ. Lợi thế của nông nghiệp đô thị so với những vùng nông nghiệp khác không chỉ là
điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu mà là khoảng cách với thị trường. Khai thác lợi thế này, nông nghiệp Hà Nội đang hướng đến việc sản xuất các sản phẩm tươi sống và có khối lượng lớn. Nông nghiệp đô thị Hà Nội đang phát triển hình thành các vành đai nông nghiệp khác nhau, được phân biệt bởi các mức độđa dạng, khả năng thâm canh, khả năng thích ứng với những điều kiện mới của quá trình đô thị hóa.
Tại Hội thảo 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Nguyễn Văn Toàn (2010) cho rằng: Để sử dụng bền vững tài nguyên đất Hà Nội, nông nghiệp Hà Nội vừa phải
làm tốt chức năng kinh tế, nghĩa là ngày càng hiệu quả hơn nhưng vừa phải bảo vệ
môi trường theo hướng tạo vành đai xanh kết hợp du lịch nông nghiệp. Muốn vậy, việc sử dụng đất của Hà Nội ngoài việc duy trì sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở những diện tích đã được đầu tư hoàn thiện về hạ tầng thuỷ lợi bao gồm cả tưới và tiêu. Tuy nhiên, muốn nâng cao thu nhập dựa vào trồng lúa, Hà Nội phải sản xuất lúa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ThủĐô. Ngoài cây lúa Hà Nội phải sử dụng đất theo hướng lợi thế tự nhiên là sản xuất rau an toàn, tăng cường diện tích rau trái vụ bằng công nghệ cao phục vụ nội đô; hoa và một số cây ăn quả có lợi thế như bưởi diễn, cam canh và thêm nữa là thanh long ruột đỏ. Đây là những loại hình sử dụng đất bền vững do hiệu quả kinh tế cao.