- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng
6. Cây thanh long
3.6.1. Những quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm
3.6.1.1. Những quan điểm trong định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thạch Thất
- Duy trì diện tích đất lúa có hiệu quả kinh tế cao, loại bỏ những diện tích đất có mức ít thích hợp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia theo kết luận số
53-KL/TƯ ngày 15 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 bảo đảm nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao gấp đôi và Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.
- Khai thác lợi thế thế vềđiều kiện tự nhiên ở từng vùng trong huyện để phát triển các loại cây trồng lợi thế bao gồm cả cây hàng năm theo hướng thay thế nông sản nhập khẩu như đậu tương, ngô, cây thực phẩm như rau và cây có giá trị hàng hoá như hoa, cây cảnh. Các cây trồng lâu năm có ưu thế như cây quyt, cây có triển vọng như thanh long ruột đỏ, hồng Thạch Thất . Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, năng suất cao và chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tốt. Đây cũng là những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có tính bền vững về cả kinh tế, xã hội và môi trường, cung cấp cho thị trường nội đô của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên diện tích đề xuất mở rộng các cây trồng nói trên phải đáp
ứng được yêu cầu vềđất đai, nghĩa là có mức rất thích hợp đến thích hợp hoặc nếu
ở mức ít thích hợp do những hạn chế có thể khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo mà không cần đầu tư lớn.
- Duy trì diện tích rừng bảo tồn, rừng phòng hộ hiện có, tạo vành đai xanh để
làm tốt chức năng bảo vệ môi trường kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
3.6.1.2. Định hướng sử dụng đất bền vững đến năm 2020 của huyện Thạch Thất
Những căn cứđề xuất định hướng sử dụng đất bền vững:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất gắn với kiểu sử dụng đất và kết quảđánh giá tiềm năng đất theo mức độ thích hợp
các mức thích hợp đối với các kiểu sử dụng đất.
- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch tổng thể không gian của huyện Thạch Thất đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 và những quan điểm sử dụng đất
đã trình bày ở trên, nghiên cứu đã xây dựng được định hướng sử dụng đất bền vững
đến năm 2020 huyện Thạch Thất có thể đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững như trình bày trong bảng 3.42.
Bảng 3.42. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp đề xuất cho huyện Thạch Thất đến 2020 Tt Chỉ tiêu Mã Diện tích, ha So với 2012, ha 2012 2020 I Đất nông nghiệp 9.296,31 7.266,00 -2.030,31 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.360,70 4.761,00 -1.599,70 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.584,84 4.132,00 -1.452,80 - Đất trồng lúa LUA 5.142,50 3.751,00 -1.391,50 - Đất trồng cây hàng năm khác HNK 443,34 381,00 -62,34 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 678,86 629,00 -49,86 2 Đất lâm nghiệp LNP 2.753,94 2.040,00 -713,94 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.796,61 1.367,75 -428,86 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 346,03 346,03 0 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 611,30 326,00 -285,3 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 199,95 345,00 145,05 5 Đất nông nghiệp khác NKH 81,72 120,00 38,28 II Đất chưa sử dụng CSD 684,13 642,25 -41,88 III Đất phi nông nghiệp PNN 8.478,61 10.550,80 2.072,19
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thạch Thất
18.459,05 18.459,05 0
Như vậy, theo định hướng của thành phố Hà Nội đến năm 2020 đất nông nghiệp của huyện sẽ bị giảm đi 2.030,31 ha trong đó đất trồng lúa giảm đi 1.599,70 ha. Diện tích đất lúa bị giảm chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp và 134 ha đất chuyên trồng lúa nước vùng trũng trong đó có đất lúa 1 vụ sẽ chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản tăng 145,05 ha do chuyển 134 ha từ đất lúa sang, chuyển 9,8 ha đất mặt nước chuyên dùng, phần còn lại chuyển từ đất nông nghiệp khác và đất chưa sử dụng.
- Đất rừng sản xuất bị giảm chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất dành cho phát triển an ninh quốc phòng). Đất rừng đặc dụng có 285,3ha bị chuyển sang đất dành cho phát triển an ninh quốc phòng.
3.6.1.3. Những định hướng phát triển mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa của huyện Thạch Thất
Để sử dụng đất bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn Thạch Thất cần phát triển các kiểu sử dụng đất sau đây:
- Duy trì và phát triển loại hình sử dụng đất 2 lúa nhưng theo hướng sản xuất lúa hàng hoá có chất lượng cao để nâng cao giá trị thu nhập. Hiện tại diện tích đất trồng lúa chất lượng cao đang có khoảng 150 ha tập trung ở hai xã Đại Đồng và Dị
Nậu. Mô hình đang này sẽ phát triển thêm sang các xã Hương Ngải, Canh Nậu, Hạ Bằng, Tân Xã và Bình Yên với quy mô khoảng 700 ha vào năm 2020.
- Đối loại hình đất lúa màu trong đó có 2 lúa-1 màu nên ưu tiên phát triển các kiểu sử dụng đất có tính bền vững cao, đặc biệt là các kiểu sử dụng đất lúa xuân-lúa mùa - rau đông, đây là những kiểu sử dụng đất có mặt ở cả 2 vùng. Kiểu sử dụng đất chuyên màu nên tập trung phát triển các loại cây trồng vừa có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất, vừa cho hiệu quả kinh tế cao như lạc, cây thực phẩm như rau. Kiểu sử dụng
đất cụ thể cần được ưu tiên là lạc xuân-lúa mùa- ngô đông ở vùng 1 và vùng 2 là lạc xuân-lúa mùa-rau đông. Loại hình sử dụng đất chuyên rau cần được chuyển dần sang mô hình trồng rau an toàn (hiện tại mới có 45 ha chuyên rau an toàn).
- Đối với loại hình chuyên màu: ưu tiên phát triển 2 kiểu sử dụng chính là chuyên rau và chuyên hoa. Kiểu sử dụng đất chuyên rau tập trung phát triển ở các xã Lại Thượng, Kim Quan, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc. Kiểu sử dụng
đất chuyên hoa cần tập trung phát triển ở xã Yên Bình, Canh nậu, Đồng Trúc, Đại
Đồng và Phú kim để tạo vùng sản xuất hàng hóa.
ở vùng 1 và vải, nhãn, chè ở vùng 2. Đề xuất mở rộng diện tích cây thanh long ruột
đỏ đến diện tích 200 ha ở các xã Kim Quan, Cẩm Yên, Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Bình Yên, Liên Quan, Cần Kiệm…Mô hình này đã chứng minh được hiệu quả trên đất của Thạch Thất nên cần xây dựng một vùng chuyên canh đủ lớn tiến tới xây dựng thương hiệu Thanh Long ruột đỏ Thạch Thất. Phát triển Hồng Thạch xá ở xã Thạch Xá, Cần Kiệm, Tân Xã, Hạ Bằng với quy mô hiện có đủ dung cấp cho nhu cầu của huyện và cung ứng một phần cho nội thành Hà Nội
- Mở rộng diện tích kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản ở vùng 1 trên cơ sở
chuyển 9,8 ha đất mặt nước sang chuyên nuôi cá và 134 ha đất lúa kém thoát nước sang kiểu sử dụng đất lúa cá hoặc phát triển trang trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở xã Đại Đồng, Canh Nậu, Dị Nậu, Phú Kim, Lại Thượng, Hương Ngải...
- Duy trì diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ hiện có đồng thời tập trung bảo vệ kết hợp khai thác hợp lý quỹđất rừng sản xuất hiện có. Duy tu và trồng bổ sung rừng ở các di tích lịch sử, văn hóa. Đầu tư trồng rừng sản xuất ở những diện tích đất chưa sử dụng có khả năng chuyển sang đất sản xuất lâm nghiệp.