Mô hình chuyên rau (cải bắp-cải xanh-dưa chuột)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 120 - 122)

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng

6. Cây thanh long

3.5.2. Mô hình chuyên rau (cải bắp-cải xanh-dưa chuột)

Địa điểm: thôn Tam Nông, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất Chủ hộ: Nguyễn Minh Trung

Diện tích: 0,18 ha.

Loại đất: Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng

Chếđộ nước: Tưới tiêu chủđộng, nguồn nước lấy qua hệ thống kênh mương thủy lợi. Có sử dụng thêm nước giếng khoan để tưới.

Địa hình: Vàn

* Hiệu quả kinh tế

Gia đình trồng luân canh 3 vụ rau/ năm: cải bắp - cải xanh - dưa chuột. Do tưới tiêu chủđộng, chăm sóc tốt và có thị trường tiêu thụổn định nên thu nhập của gia đình

ổn định qua 3 năm; Tình hình sản xuất qua 3 năm theo dõi được thể hiện ở bảng 3.34.

Bảng 3.34. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên rau màu giai đoạn 2011-2012 Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình 1. Vụđông xuân: rau cải bắp

Năng suất Tấn/ha 22,0 22,4 23,0 22,47

Chi phí trung gian 1000 đ/ha 16.019 15.096 21.096 17.403,7 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 99.000 100.800 103.500 101.100,0 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 82.981 85.704 82.404 83.696,3

2. Vụ hè thu: rau cải xanh

Năng suất Tấn/ha 20,0 19,0 20,0 19,67

Chi phí trung gian 1000 đ/ha 11.987 11.480 11.469 11.645,3 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 40.000 38.000 40.000 39.333,3 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 28.013 26.520 28.531 27.688,0

3. Vụ thu đông: dưa chuột

Năng suất Tấn/ha 17,00 21,74 22,52 20,42 Chi phí trung gian 1000 đ/ha 15.060 15.940 16.060 15.686,7 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 68.000 86.960 90.080 81.680,0 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 52.940 71.020 74.020 65.993,3

Cả năm

Chi phí trung gian 1000 đ/ha 43.066 42.516 48.625 44.735,7 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 207.000 225.760 233.580 222.113,3 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 163.934 183.244 184.955 177.377,7 Hiệu quảđồng vốn Lần 3,81 4,31 3,80 3,97

Nghiên cứu trong 3 năm ở mô hình chuyên rau cho thấy, mô hình trồng 3 vụ

rau trong năm có giá trị sản xuất trung bình là 222,1 triệu đồng/ha /năm với thu nhập hỗn hợp là 177,4 triệu và hiệu quảđầu tư là 3,97 lần. So với tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế trong bảng 2.1 thì mô hình có hiệu quả kinh tếđạt mức rất cao.

* Hiệu quả xã hội

Mô hình này có nhu cầu lao động cao 1.194 công/ha/năm thích hợp với các hộ có nhiều lao động, tạo thêm công việc cho nông dân. Giá trị ngày công lao động trung bình của 3 năm đạt 148.500 đồng , điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các lao động trong thời gian nhàn rỗi, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện.

Đánh giá chung hiệu quả xã hội của mô hình đạt mức cao * Hiệu quả môi trường

Đây là loại hình sử dụng đất có nhu cầu phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao. Với rau ăn lá bà con nông dân thường bón nhiều phân đạm hơn các loại khác nên dễ mất cân đối về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Tuy nhiên tại mô hình theo dõi trong quá trình sản xuất người dân đã sử dụng phân bón khoáng, thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của khuyến nông nên năng suất và chất lượng rau tương

đối ổn định. Trong canh tác người dân sử dụng phân hữu cơ ít hơn khuyến cáo nhiều (thấp hơn khuyến cáo từ 2,0-5,0 lần) tuy nhiên họđã rất tận dụng tàn dư thực vật từ

vụ trước để che phủ cho đất nên chưa làm suy giảm hàm lượng hữu cơ trong đất.

Bảng 3.35. Diễn biến chất lượng đất của mô hình chuyên rau màu trong giai đoạn 2011-2012

STT Thông số theo dõi Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 pHKCl - 5,52 5,28 5,65 2 OC % 1,62 1,64 1,64 3 N % 0,20 0,23 0,18 4 P2O5 % 0,25 0,26 0,24 5 K2O % 1,90 1,95 1,85 6 P2O5 mg/100g đất 15,64 13,2 21,6 7 K2O mg/100g đất 13,55 24,6 26,1 8 Na+ lđl/100g đất 0,13 0,12 0,14 9 K+ lđl/100g đất 0,56 0,52 0,67 10 Ca2+ lđl/100g đất 5,12 4,26 4,41 11 Mg2+ lđl/100g đất 1,95 1,93 1,83 12 CEC lđl/100g đất 10,70 10,77 10,99

Hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số (trừ chất hữu cơ tổng số) có biến

động nhẹ hầu như nằm trong sai số nhưng hàm lượng P và K dễ tiêu tăng. Hàm lượng cation trao đổi, dung tích hấp thu và pHKCl của đất giữ ổn định. Như vậy có thể đánh giá mô hình chuyên rau không làm suy giảm độ phì nhiêu đất và có xu hướng làm tăng dinh dưỡng dễ tiêu trong đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)