Mô hình cây ăn quả cây thanh long ruột đỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 122 - 124)

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng

6. Cây thanh long

3.5.3. Mô hình cây ăn quả cây thanh long ruột đỏ

Địa điểm: thôn 6, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất Chủ hộ: Đỗ Xuân Nhung

Loại đất: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét

Địa hình: Cao Diện tích: 2,7 ha.

Chế độ nước: Tưới tiêu chủ động dựa vào nguồn nước trong ao của hộ gia

đình và nước giếng khoan.

* Hiệu quả kinh tế

Cây thanh long là giống cây dễ trồng, thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, có khả năng chịu hạn, cây bắt đầu ra hoa từ tháng 3, một tháng sau là có thể thu hoạch quả được, quả thu từ tháng 4 đến tháng 10; Thời kì kiến thiết cơ bản của thanh long là 2 năm. Hàng năm chi phí của gia đình cho 1,0 ha thanh long dao động trong khoảng 60,7-62,5 triệu đồng bao gồm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công chăm sóc (tỉa cành, phun thuốc, làm cỏ) và tính cả phần vốn đầu tư ban

đầu. Giá trị sản xuất đạt từ 360-440 triệu đồng/ha/năm; Thu nhập hỗn hợp dao động trong khoảng 299,28-377,46 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả đầu tư trung bình là 3,16 - 6,04 lần. Tình hình sản xuất qua 3 năm theo dõi được thể hiện chi tiết ở bảng 3.36.

Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ giai đoạn 2010-2012

Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năng suất Tấn/ha 18 20 22

Chi phí trung gian 1000 đ/ha 60.716 61.636 62.536 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 360.000 400.000 440.000 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 299.284 338.364 377.464 Hiệu quảđồng vốn Lần 4,93 5,49 6,04

* Hiệu quả xã hội

Đây là mô hình có triển vọng phát triển rộng ở địa phương do được nhiều hộ

nông dân chấp thuận. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư ba đầu không lớn, quả thanh long ruột đỏ hiện tại có khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường và có thể tận dụng được các lao động nhàn rỗi trong gia đình. Với 1 ha đất trồng thanh long nhu cầu lao động nằm trong khoảng từ 270 công lao động gia đình/ha/năm và khảng hơn 120 công lao động thuê. Trồng thanh long không sợ bị thiếu lao động vào mùa thu hoạch như một số cây trồng khác thời vụ thu hoạch thanh long tương đối dài. Giá trị

ngày công lao động ở mô hình này qua 3 năm theo dõi Chính vì những ưu điểm trên mà mô hình này đang được người dân đánh giá rất cao. Hiện nay sản phẩm của mô hình đang có ưu thế trên thị trường, đây là thế mạnh của vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Đánh giá chung mô hình này đạt hiệu quả xã hội ở mức rất cao.

* Hiệu quả môi trường

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu phân tích đất qua các năm cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số (trừ chất hữu cơ tổng số) có xu hướng giảm nhẹ trong khi hàm lượng một số chất dinh dưỡng dễ tiêu lại tăng. Nhìn chung mô hình cây ăn quả đất có hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu hầu hết ở mức thấp. Hàm lượng cation trao đổi, dung tích hấp thu và pH, tỷ lệ sét trong đất giữổn định. Điều đó cho thấy đây cũng là mô hình sử dụng đất bền vững.

Bảng 3.37. Diễn biến chất lượng đất của mô hình trồng thanh long ruột đỏ trong giai đoạn 2011-2013

STT Thông số theo dõi Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 pHKCl 4,46 4,69 4,63 2 OC % 1,47 1,15 1,54 3 N % 0,15 0,14 0,14 4 P2O5 % 0,21 0,20 0,19 5 K2O % 0,26 0,23 0,20 6 P2O5 mg/100g đất 8,4 10,7 12,1 7 K2O mg/100g đất 3,2 6,5 8,3 8 Na+ lđl/100g đất 0,11 0,09 0,10 9 K+ lđl/100g đất 0,15 0,14 0,13 10 Ca2+ lđl/100g đất 3,11 3,13 3,20 11 Mg2+ lđl/100g đất 0,47 0,57 0,55 12 CEC lđl/100g đất 10,05 11,0 10,9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)