- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng
6. Cây thanh long
3.5.1. Mô hình chuyên lúa (lúa xuân-lúa mùa)
Địa điểm: thôn Hàn Chùa, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất Diện tích: 0,18 ha.
Chủ hộ: Khuất Văn Đức
Loại đất: Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng (Pg)
Địa hình: Vàn thấp
Chế độ nước: Tưới tiêu chủ động. Nước tưới và nước thoát trực tiếp qua hệ
thống kênh mương thủy lợi.
Giống: vụ xuân giống BC 15, vụ mùa giống Bắc thơm số 7.
* Hiệu quả kinh tế
Hàng năm chi phí của gia đình cho lúa bao gồm chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ, chi phí bảo vệ ruộng, thuê nhân công cấy, gặt và tuốt lúa (không bao gồm công lao động gia đình); Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa 2 vụ trong 3 năm từ 2010-2012 được thể hiện cụ thể trong bảng 3.32.
Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa giai đoạn 2010-2012 Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình 1. Lúa xuân Năng suất Tấn/ha 6,94 6,96 6,95 6,95
Chi phí trung gian 1000 đ/ha 29.340 31.897 32.503 31.246,7 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 48.580 48.720 48.650 48.650,0 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 19.240 16.823 16.147 17.403,3
2. Lúa mùa
Năng suất Tấn/ha 5,40 5,50 5,50 5,47
Chi phí trung gian 1000 đ/ha 30.546 29.785 29.530 29.953,7 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 45.900 46.750 46.750 46.466,7 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 15.354 16.965 17.220 16.513
3. Tổng cộng
Chi phí trung gian 1000 đ/ha 59.886 61.682 62.033 61.200,3 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 94.480 95.470 95.400 95.116,7 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 34.594 33.788 33.367 33.916,3 Hiệu quảđồng vốn Lần 1,58 1,55 1,54 1,55
Theo số liệu tính toán trình bày trong bảng 3.32 cho thấy trung bình trong 3 năm thu nhập hỗn hợp của mô hình chỉ đạt 33,92 triệu đồng/ha/năm với hiệu quả đồng vốn của mô hình đạt 1,55 lần. Như vậy đánh giá theo mức phân cấp ở bảng 2.1 thì mô hình này có hiệu quả kinh tếđạt loại thấp.
* Hiệu quả xã hội
Mô hình này có tổng số công lao động sử dụng trong một năm là trên 440 công nên cũng góp phần giải quyết công việc cho người nông dân. Mặt khác trồng lúa sử dụng công lao động chỉ tập trung vào hai đợt cấy và gặt, thời gian nông nhàn nhiều nên người nông dân vẫn vào thành phố kiếm thêm việc tạo nguồn thu. Chính vì vậy tuy giá trị ngày công không cao (chỉ đạt 77.000đ/công lao động) nhưng mô
hình trồng hai vụ lúa vẫn được đại đa số người dân chấp nhận. Đây lại là mô hình canh tác truyền thống của địa phương nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ
thuật cho mô hình này không gặp khó khăn. Mô hình này có lợi thế trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Đánh giá chung đây là mô hình đạt mức trung bình về
hiệu quả xã hội.
* Hiệu quả môi trường
Trong quá trình sản xuất, người dân đã bón phối hợp phân vô cơ và phân hữu cơ đảm bảo nhu cầu bón phân cân đối cho cây trồng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật theo đúng khuyến cáo và chỉ dẫn của cục Khuyến nông nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe người dân. Để xác định biến động chất lượng đất trên mô hình chúng tôi đã lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu lý hóa học của đất sau 3 năm canh tác. Kết quả thể hiện trong bảng 3.33.
Bảng 3.33. Diễn biến chất lượng đất của mô hình chuyên lúa trong giai đoạn 2011 - 2013
STT Thông số theo dõi Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 pHKCl 5,23 5,91 5,87 2 OC % 2,53 2,64 2,43 3 N % 0,26 0,27 0,25 4 P2O5 % 0,22 0,21 0,22 5 K2O % 2,22 2,18 2,20 6 P2O5 mg/100g đất 11,5 13,0 15,7 7 K2O mg/100g đất 12,4 7,6 15,1 8 Na+ lđl/100g đất 0,18 0,15 0,12 9 K+ lđl/100g đất 0,18 0,16 0,17 10 Ca2+ lđl/100g đất 5,44 5,04 5,15 11 Mg2+ lđl/100g đất 1,91 1,67 2,78 12 CEC lđl/100g đất 11,45 10,76 11,96
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu phân tích đất qua các năm cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số (N, P, K, OC) hầu như không thay đổi trong khi hàm lượng một số chất dinh dưỡng dễ tiêu như P và K lại tăng. Như vậy nhìn chung canh tác lúa trong 3 năm với mức bón phân hiện tại không làm thay đổi độ phì nhiêu của đất. Dinh dưỡng lân và kali dễ tiêu trong đất tăng, hàm lượng cation trao