Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 131 - 134)

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng

6. Cây thanh long

3.6.2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất

3.6.2.1. Giải pháp về chính sách

- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Thạch Thất đến năm 2020 và nghiêm túc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đề ra.

- Đẩy nhanh tốc độ thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cải thiện mặt bằng phục vụ cơ giới hoá sản xuất lúa gạo nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất. Hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn như vùng lúa, vùng hoa, vùng chuyên canh rau, cây ăn quả...

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện trong đó có cơ chế để hình thành các hợp tác xã sản xuất chuyên canh như hợp tác xã trồng hoa, hợp tác xã trồng rau, các nhóm sở thích trong sản xuất nông nghiệp.

- Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, các chính sách trong thẩm quyền của huyện để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và Thành phố Hà Nội liên doanh, liên kết với nông dân xây dựng cánh đồng mẫu lớn

về sản xuất lúa gạo chất lượng cao, về sản xuất rau an toàn từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Hỗ trợ một phần chi phí về giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi các mô hình sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả, bền vững, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của nội đô. Trước mắt vào 4 mô hình gồm: trồng hoa, chuyên màu, cây ăn quả, và NTTS.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa các kỹ thuật mới, giống vật nuôi và cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có việc áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng trong sản xuất để nâng cao hiệu qủa sử dụng đất và bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ các địa phương, các nhóm sở thích xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm như rau, hoa, loại quả, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

3.6.2.2. Giải pháp tuyên truyền

- Tổ chức công bố các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất theo quy định của pháp luật như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, những định hướng lớn về sử dụng đất bền vững để người dân biết, yên tâm đầu tư sản xuất.

- Tổ chức tập huấn cho người dân các quy trình sản xuất nông sản an toàn cho rau, cây ăn quả như ViệtGAP kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thực về sự

cần thiết phải sản xuất nông sản an toàn. Tổ chức cho các cán bộ xã, nông dân tham quan các mô hình sử dụng đất bền vững như mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở

Kim quan, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, các lóc hoa, mô hình trồng hoa, rau trong nhà lưới, mô hình trồng khoai tây sạch bệnh ở Hương Ngải…

3.6.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn Thành phố

Hà Nội lựa chọn các giống cây trồng có chất lượng cao, có năng suất, thích hợp với

điều kiện sinh thái của huyện Thạch Thất để đưa vào sản xuất. Trước mắt tập trung vào giống lúa, giống hoa, các giống rau, giống lạc.

- Tổ chức thử nghiệm các mô hình trồng rau trái vụ, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có khả năng áp dụng vào sản xuất ở huyện Thạch Thất.

- Tổ chức thử nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao áp dụng cho rau, cho hoa và một số kỹ thuật cao cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tiến

tới áp dụng trên diện rộng cho các sản phẩm nông sản hàng hoá của huyện.

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản

đểđảm bảo nguồn nước sạch cho sản xuất

3.6.2.4. Các giải pháp nâng cấp hạ tầng cơ sở nông thôn

Đến nay 100% số xã của huyện Thạch Thất đã xây dựng xong đề án nông thôn mới và đang triển khai thực hiện. Song song với việc dồn đổi ruộng đất để xây dựng cánh đồng mẫu lớn cần kết hợp quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng, đẩy nhanh tốc độ cứng hóa kênh mương, nâng cấp các trạm bơm để đảm bảo hạn chế đến mức tối đa tình trạng thiếu nước cho sản xuất trong mùa khô hạn và úng ngập trong mùa mưa bão. Ưu tiên đầu tư thuỷ lợi cho vùng sản xuất rau, hoa. Cùng với việc thực hiện dồn đổi ruộng đất cần đầu tư máy móc vào sản xuất

để giảm bớt tỷ lệ lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)