Chuyên NTTS (LUT ) 8 Chuyên nuôi cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 93 - 95)

VI. Nuôi trồng thuỷ sản

6 Chuyên NTTS (LUT ) 8 Chuyên nuôi cá

Trong các loại hình sử dụng đất được lựa chọn loại hình sử dụng đất chuyên lúa (2 vụ) tuy có hiệu quả kinh tế và xã hội không cao, nhưng có hiệu quả môi trường cao, đây cũng là LUT đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của huyện nên vẫn phải chú trọng. Trong các cây lâu năm xét một số cây trồng tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng khả năng phát triển diện tích là rất khó vì khả năng tiêu thụ có giới hạn (nhãn, vải, chanh quýt) nên

chúng tôi lựa chọn cây Thanh long ruột đỏ. Đây là cây trồng mới đưa ra trồng thí

điểm vài năm nay, tiêu thụ rất tốt và khá phù hợp với điều kiện khí hậu của Thạch Thất, khả năng mở rộng thị trường tốt. Những cây cam, chanh vải nhãn trong thời gian tới chỉ nên duy trì diện tích hiện có và đẩy mạnh canh tác theo phương thức VietGAP để nâng cao hiệu quả kinh tế mà không nên mở rộng diện tích. LUT rừng trồng không được đánh giá do đất dành cho rừng đã hết, không mở rộng được, theo quy hoạch sẽ chỉ giữ diện tích rừng hiện có không mở rộng với mục tiêu giữđất bảo vệ môi trường.

3.4. Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất bền vững

Tiềm năng đất đai nông nghiệp nói chung và đất đai sản xuất nông nghiệp nói riêng được xác định dựa trên việc xem xét, đối chiếu giữa yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng với các đặc điểm của đơn vị đất đai theo các mức từ rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp đến không thích hợp. Giới hạn của quỹđất đai đối với một cây trồng nào đó được hiểu là tiềm năng đất đai. Để xác định tiềm năng đất

đai với các kiểu sử dụng đất đã chọn, nghiên cứu đã tuân thủ quy trình đánh giá

đất của FAO nhưđã trình bày trong phần phương pháp.

3.4.1. Xây dng bn đồđơn vđất đai

3.4.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Việc xác định các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch Thất đã được dựa vào các căn cứ sau: điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tính chất đất đai liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp. Xuất phát từ các yêu cầu sử dụng của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu, đối chiếu với những nguồn tư liệu đã điều tra và thu thập về: thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng

đất, điều kiện tưới, tiêu kết hợp với điều tra khảo sát ngoài thực địa để xem xét, cân nhắc lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồđơn vị đất đai. Để xây dựng bản

đồ đơn vị đất đai cho huyện Thạch Thất, 07 chỉ tiêu đã được lựa chọn bao gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, độ chua tầng đất mặt, chếđộ tưới, chế độ tiêu.

Bảng 3.16. Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch Thất

Các chỉ tiêu Phân cấp các chỉ tiêu Diện tích (ha) Ký hiệu Mã hoá I. Loại đất 1. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng 3.138,87 G1 2. Đất phù sa glây 531,95 G2 3. Đất lầy 45,49 G3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)