Mô hình chuyên trồng hoa (hoa hồng Đà lạt)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 124 - 126)

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng

6. Cây thanh long

3.5.4. Mô hình chuyên trồng hoa (hoa hồng Đà lạt)

Địa điểm: thôn Dân Lập, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất Chủ hộ: Bùi Xuân Lai

Chếđộ nước: Tưới tiêu chủđộng, nước tưới và thoát nước trực tiếp qua hệ thống kênh mương thủy lợi.

Địa hình: Vàn cao Diện tích: 0,04 ha. Loại đất: Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng

* Hiệu quả kinh tế

Trong khoảng 10 năm trở lại mô hình trồng hoa đã được mở rộng ở Thạch Thất đặc biệt là hoa hồng và hoa cúc. Mô hình trồng hoa mang lại lợi nhuận cao nhưng chi phí ban đầu lớn hơn so với trồng các cây hàng năm khác và đòi hỏi kỹ

thuật canh tác cao.

Số liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng hoa trong giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng 3.38

Bảng 3.38. Kết quả sản xuất của mô hình chuyên trồng hoa qua 3 năm theo dõi Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi phí trung gian 1000 đ/ha 91.232 122.560 112.209 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 227.575 270.100 253.090 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 136.343 147.540 140.881 Hiệu quảđồng vốn Lần 2,49 2,20 2,25

Số liệu tổng hợp về kết quả sản xuất của mô hình trồng hoa cho thấy, chi phí trực tiếp khá cao 91,23-112,56 triệu/ha/năm nhưng thu được hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm từ mô hình này cho thu nhập hỗn hợp từ 227,575 -270,10 triệu đồng với hiệu quả đầu tư từ 2,20 đến 2,49 lần. Tuy không được cao như trồng thanh long ruột đỏ nhưng mô hình này đòi hỏi đầu tư ban đầu ít hơn, kỹ thuật canh tác đơn giản hơn nên phù hợp với nhiều đối tượng sản xuất hơn.

* Hiệu quả xã hội

Mô hình này thu hút số lượng lao động khá cao. Mỗi năm mô hình này cần 975 công lao động/ha/năm và số lượng công này rải đều trong năm nên không gặp khó khăn vì thiếu lao động thời vụ. Giá trị ngày công đạt từ 233.000-277.000 đồng.

Đây là hướng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao trên toàn huyện. Việc chuyển giao tiến bộ KHKT của mô hình cho người dân rất thuận lợi do đây là mô hình có tỉ lệ người dân chấp nhận rất cao. Đánh giá chung, hiệu quả xã hội của mô hình đạt mức cao.

3.5.4.3. Hiệu quả môi trường

Với mô hình trồng hoa do lợi nhuận cao người dân sử dụng phân bón theo

đúng khuyến cáo của khuyến nông đặc biệt thay thế một phần phân khoáng người dân sử dụng bã đậu ủ với lân rồi hòa nước tưới cho hoa ra nhiều cành và bền hoa. Tuy phân bón được sử dụng đúng quy định nhưng một số hộ dân thường lạm dụng thuốc BVTV do quan niệm rằng hoa không dung để ăn nên chỉ cần hoa đẹp có thể

không cần quan tâm nhiều đến tác hại của thuốc.

Đất trồng hoa đã được theo dõi các chỉ tiêu lý hóa học trong 3 năm, kết quả cụ

thể được thể hiện trong bảng 3.39.

Bảng 3.39. Diễn biến chất lượng đất của mô hình trồng hoa trong giai đoạn 2011-2013

STT Thông số theo dõi Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 pHKCl 4,83 4,73 5,13 2 OC % 1,31 1,44 1,46 3 N % 0,16 0,15 0,17 4 P2O5 % 0,25 0,27 0,26 5 K2O % 0,31 0,37 0,32 6 P2O5 mg/100g đất 14,22 13,24 9,45 7 K2O mg/100g đất 8,13 9,85 7,04 8 Na+ lđl/100g đất 0,06 0,09 0,07 9 K+ lđl/100g đất 0,25 0,21 0,27 10 Ca2+ lđl/100g đất 4,98 14,23 4,94 11 Mg2+ lđl/100g đất 0,55 0,54 0,53 12 CEC lđl/100g đất 11,17 11,70 11,70

Trong 3 năm canh tác từ 2011-2013, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số

và dễ tiêu tương đối ổn định nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu còn thấp. Hàm lượng cation trao đổi, dung tích hấp thu, pH, tỷ lệ sét trong đất giữ ổn định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)