- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1,314,30 ha chiếm 7,12% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đồ ng
6. Cây thanh long
3.5.5. Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi cá rô phi)
Địa điểm: thôn Minh Nghĩa, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất Chủ hộ: Kiều Hữu Hợp
Chếđộ nước: Cấp thoát nước chủđộng
Địa hình: Trũng Diện tích: 2 ha.
Gia đình chủ yếu nuôi cá rô phi đơn tính.
* Hiệu quả kinh tế
Trước đây người dân thường nuôi cá trắm, trôi, mè… những năm gần đây người dân nuôi cá rô phi đơn tính nhiều hơn do cá lớn nhanh, tính chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh tốt, không kén thức ăn và kỹ thuật nuôi đơn giản. Một năm có thể nuôi được 2 vụ.
Bảng 3.40. Kết quả sản xuất của mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2012
Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Năng suất Tấn/ha 23,8 24,6 25,2
Chi phí trung gian 1000 đ/ha 109.696 111.232 112.384 Giá trị sản xuất 1000đ /ha 476.000 492.000 504.000 Thu nhập hỗn hợp 1000đ /ha 366.304 380.768 391.616
Hiệu quảđầu tư Lần 3,34 3,42 3,48
Mô hình nuôi trồng thủy sản mà cụ thể là cá rô phi ở các vùng trũng đã và
đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người dân. Với mô hình này chi phí bỏ ra cao nhưng lợi nhuận lớn (thu nhập hỗn hợp đạt tới 366,3-391,6 triệu đồng/năm), thích hợp cho những hộ có vốn. Với mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, hiệu quảđầu tư có thểđạt tới hơn 3,2 lần.
* Hiệu quả xã hội
Mô hình này thu hút lượng lớn lao động đến 1.667 lao động/ha/năm với giá trị ngày công đạt từ 219.000-235.000 đồng. Thu nhập của người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản cao hơn rõ rệt so với trồng lúa tuy nhiên quy trình sản xuất còn mang nặng tính truyền thống, chưa được áp dụng khoa học kỹ thuật nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cần được khuyến cáo cho người dân nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
*. Hiệu quả môi trường
Kết quả theo dõi kiểm chứng chất lượng nước trên mô hình nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn từ 2011-2013 được trình bày trong bảng 3.41.
Bảng 3.41. Diễn biến chất lượng nước của mô hình nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2011-2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 QCVN 08/2008 Cột B1 1 pH - 6,78 6,27 6,17 5,5-9,0 2 DO mg/l 5,05 5,25 5,36 ≥4 3 BOD5 mg/l 6,02 5,54 6,39 15 4 COD mg/l 21,06 19,40 22,35 30 5 N-NH4+* mg/l 2,41 2,15 2,38 0,5 6 N-NO3-* mg/l 0,33 0,32 1,07 10 7 P-PO43-* mg/l 0,03 0,03 0,33 0,3 8 K+ g/l 0,12 0,05 0,26 - 9 Na+ g/l 0,07 0,04 0,21 - 10 Ca2+ g/l 0,07 0,01 0,05 - 11 Mg2+ g/l 0,01 0,00 0,01 - 12 SAR - 2,47 11,28 9,87 -
Với các số liệu thu được, có thể nhận thấy hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước trong giai đoạn này trên mô hình nuôi trồng thủy sản đều đạt theo quy chuẩn 08-2008BTNMT cột B1 trừ chỉ tiêu N-NH4 trong nước. Với chỉ tiêu này hàm lượng N trong nước vượt quy chuẩn từ 4,0-4,4 lần. Sở dĩ hàm lượng N cao là do trong quá trình chăn nuôi các ao nuôi chưa được nạo vét thường xuyên, các hộ sử dụng thức
ăn tự chế nhiều nên liều lượng thức ăn thường không định lượng được chính xác dẫn đến dư thừa làm tăng hàm lượng N trong nước dưới dạng Amoni.
Như vậy với mô hình này cần chú ý kiểm soát tốt hơn chất lượng nước đầu vào, xử lý đáy ao sau mỗi vụ thả mới và kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn cho cá.
Như vậy, theo kết quả phân tích của các mô hình ta thấy các mô hình đã lựa chọn và theo dõi đều cho hiệu quả xã hội và môi trường ở mức trung bình đến cao,
được người dân chấp nhận, phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ sản xuất của người dân địa phương.