Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cần phải xác định tiềm năng đất cho phát triển nông nghiệp nên mỗi nước đã xây dựng riêng cho mình một phương pháp đánh giá đất đai dựa trên những tiêu chuẩn rất khác biệt. Do vậy rất khó để có thể trao đổi các thông tin về tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, nhóm các nhà khoa học đất, kinh tế và sử dụng đất dưới sựđiều hành của Tổ chức FAO đã đề xuất phương pháp đánh giá đất nhằm thống nhất các nội dung cũng như tiến trình đánh giá
đất đai trên toàn thế giới (FAO, 1976, 1993).
Sự ra đời của phương pháp đánh giá đất theo FAO đã nhanh chóng được các quốc gia trên thế giới áp dụng phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất bền vững và trở
thành một nội dung bắt buộc trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững lãnh thổ (FAO, 1988) ở các quy mô khác nhau: từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ.
Để thống nhất về nguyên tắc cũng như trình tự, cấu trúc, phương pháp khi tiến hành đánh giá đất, FAO (1976, 1993) đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản gồm:
- Việc chọn lựa các loại hình sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
- Các loại sử dụng đất được lựa chọn cần được mô tả và xác định các yêu cầu sinh lý, sinh thái và kỹ thuật canh tác cần có để phát triển loại hình sử dụng đất đó.
- Đánh giá đất là sự so sánh của hai hay nhiều loại sử dụng đất với đơn vị đất đai hiện tại và tương lai.
- Khả năng thích hợp của đất đai cần được xem xét trong mối quan hệ với sử
dụng đất bền vững
- Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất (lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.
gồm cả nhà thổ nhưỡng, nhà kinh tế.. và một phương pháp tổng hợp đa ngành. Quá trình đánh giá đất đai được thực hiện theo các bước sau:
- Đánh giá hiện trạng để lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất phù hợp với mục tiêu đặt ra, các điều kiện tổng quát về sinh thái tự nhiên - tập quán sử dụng đất và đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
- Xây dựng yêu cầu sử dụng đất cho mỗi loại sử dụng đất đai được lựa chọn dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của chúng.
- Xác định các đơn vị đất đai dựa vào điều kiện thổ nhưỡng, nước, khí hậu. Mỗi đơn vịđất đai sẽ có một số thuộc tính khác biệt với đơn vịđất đai liền kề.
- Mô tả đặc điểm của từng đơn vị đất đai, bao gồm cả việc xem xét chất lượng đất của từng đơn vị đất đai. Đây là những yếu tố có liên quan đến khả năng thích hợp cho bố trí loại sử dụng đất đã được lựa chọn.
- So sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất với chất lượng
đất cuả từng đơn vị đất đai trong vùng nghiên cứu với mục tiêu xác định khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất được lựa chọn. Phân loại thích hợp đất đai bao gồm: (1) Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai hiện tại và (2) Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽđược cải tạo.
- Phân tích những vấn đề kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường khi thực hiện các loại sử dụng đất được đánh giá để lựa chọn loại hình sử dụng bền vững phục vụ cho đề xuất phát triển (FAO, 1976, 1988).
Cấu trúc phân hạng của FAO được phân chia theo 4 mức: Bậc, lớp, lớp phụ, và
đơn vịđất thích hợp. Cụ thể có hai bậc: thích hợp (S) và không thích hợp (N). Bậc thích hợp được chia thành 3 hạng:
+ Rất thích hợp (Si): đất không có những hạn chế hoặc chỉ có hạn chế không
đáng kể đối với loại hình sử dụng đất đã xác định. Nhưng hạn chế đó không làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận, không làm tăng thêm đầu tư vốn tối thiểu hoặc định kỳđể sản xuất và bảo vệ sản xuất.
Những hạn chếđó đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm tăng đầu tư vốn tối thiếu hoặc định kỳđể sản xuất và bảo vệ sản xuất. Mặc dù vậy, so với lợi nhuận thu
được vẫn có lãi nhưng so với loại S1 thì thấp hơn nhiều.
+ Ít thích hợp (S3): đất có những hạn chế nặng cho một loại sử dụng đất xác
định. Những hạn chế này đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận, làm tăng đầu tưđể
sản xuất và bảo vệ sản xuất mà tiêu phí này chỉ vừa đủ bù lại mà không có lãi
Hình 1.1. Sơ đồ tiến trình đánh giá đất đai theo FAO
Nguồn: FAO, 1976 Khởi đầu 1.Mục tiêu 2. Số liệu và giả thiết 3. Lập kế hoạch đánh giá Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất chính hay loại sử dụng đất Khảo sát đơn vị bản đồđất đai Kiểm chứng Yêu cầu giới hạn của việc sử dụng đất Tinh chất và chất lượng đất đai Cải tạo đất So sánh sử dụng đất với điều kiện đất đai Đối chiếu Tác động môi trường Phân tích kinh tế - xã hội Kiểm tra thực địa Phân loại khả năng thích hợp đất đai Trình bày kết quả
Bậc không thích hợp được chia thành 2 hạng
+ Không thích hợp hiện tại (N1): đất có những hạn chế mà có thể khắc phục
được với trình độ hiểu biết của người sử dụng nhưng với giá thành hiện tại thì không thể chấp nhận được.
+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2): đất có những hạn chế nghiêm trọng tới mức loại trừ mọi khả năng sử dụng đất.
Từ lớp nhỏ lại phân ra lớp phụ theo yếu tố hạn chế chính, số lượng lớp phụ
không hạn chế tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của yếu tố hạn chế chính.
Từ lớp phụ phân nhỏ ra đến đơn vị thích hợp theo yêu cầu về quản lý chăm sóc. Mức độ chi tiết phụ thuộc vào điều kiện cụ thể. Hệ thống cấu trúc này được áp dụng cho tất cả phân hạng định tính và định lượng.
Để xác định được khả năng thích hợp của một loại sử dụng đất nào đó, một trong những phương pháp được FAO đề nghị là “Phương pháp kết hợp theo yếu tố
hạn chế chính". Nghĩa là trong mỗi đơn vịđất đai chứa đựng một số yếu tốđã được lựa chọn để tạo lập đơn vị đất đai đó. Mỗi yếu tố đều được chia thành 4 mức độ
(như đã đề cập ở trên) trong đó có những yếu tố chính, yếu tố bình thường. Việc phân chia yếu tố chính hay phụ phụ thuộc vào loại cây trồng đã chọn để phát triển. Chẳng hạn chọn cây lúa để đánh giá thì nước phải là yếu tố chính nên khi so sánh một đơn vịđất đai nào đó với lúa mà nước trong đơn vịđất đai này được xác định là không thích hợp thì loại sử dụng lúa sẽ được xác định là không thích hợp mặc dù các điều kiện tự nhiên còn lại rất thích hợp (FAO, 1995). Dựa vào phương pháp này
để xây dựng cây quyết định trong đánh giá đất tự động sau này với sự trợ giúp của GIS và ALES.
1.3.2.Ứng dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO các định tiềm năng đất đai ở Việt Nam
Do vị trí quan trọng của đất sản xuất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và của ngành nông nghiệp nên
đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Ngay từđầu những năm 1960, công tác điều tra, phân loại lập bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 của các tỉnh phía Bắc và các
tỉnh phia Nam sau năm 1975 cũng đã giúp cho việc thống kê, đánh giá về số lượng và chất lượng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng (Vũ Năng Dũng, Nguyễn Văn Toàn, 2006). Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở bản đồđất thì việc đánh giá về tiềm năng đất nông nghiệp chưa thật sự chính xác do những hạn chế của bản đồ đất (Nguyễn Văn Toàn, 2010). Điều này chỉ có thểđược đánh giá chính xác khi đặt yếu tốđất trong mối quan hệ với lớp đệm bề mặt bao gồm: địa hình, địa mạo, các yếu tố
khí hậu (nhiệt độ, chế độ mưa, ánh sáng), điều kiện tưới và tiêu. Các yếu tố bên dưới đất như nước ngầm với những cây trồng có bộ rễ ăn sâu, các tính chất vật lý, hoá học của đất và cả độ dày tầng đất mịn. Một khoanh đất biểu thị tổng hợp các yếu tố nói trên chí chính là một đơn vị sinh thái hay còn gọi là một đơn vịđất đai. Số đơn vị đất đai tương ứng với một diện tích nhất định, thích hợp với phát triển một loại cây trồng cụ thể hay một cơ cấu cây trồng được xác định chính là tiềm năng đất phát triển loại cây trồng đó.
Trần An Phong và cs. (1995) khi nghiên cứu về tiềm năng đất nông nghiệp có khả năng mở rộng trên đất trống đồi núi trọc trong đề tài cấp nhà nước về “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” cho rằng, diện tích đất có khả năng mở rộng để trồng lúa là 126,3 nghìn ha, trồng màu và cây công nghiệp là 384 nghìn ha; trồng cây lâu năm 594 nghìn ha; đồng cỏ 229 nghìn ha.
Theo Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1995) tại Tây Nguyên diện tích
đất có khả năng sản xuất nông nghiệp có 2.364.115 ha, đất lâm nghiệp 2.861 ha; đất sử dụng khác 372.650 ha.
Theo Nguyễn Công Pho (1995), khi nghiên cứu đánh giá đất Đồng bằng sông Hồng dựa trên hướng dẫn của FAO cho thấy, tiềm năng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã được khai thác hết, khả năng mở rộng còn rất ít. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ ra mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất, kiểu sử
dụng đất theo diện tích và phân bốở từng huyện, từng tỉnh.
Phạm Quang Khánh (1995) trong nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO ở vùng Đông Nam Bộ cho thấy, tiềm năng đất nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ rất lớn, với 1,5 triệu ha, trong khi đó mới sử dụng hơn 900
nghìn ha. Trong đó nếu chỉ khai thác đến đất thích hợp ngoài diện tích hiện có còn có thể mở rộng thêm 70 nghìn ha, cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu có thể mở
rộng thêm 200 nghìn ha.
Nguyễn Văn Toàn (2010) khi nghiên cứu đánh giá đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, đề tài cấp nhà nước cho rằng, tiềm năng
đất sản xuất nông nghiệp của vùng gò đồi thuộc 6 tỉnh vùng Đông Bắc tối đa có 984.805 ha, trong đó đất lúa có 70.676 ha; lúa màu có 55.723 ha; chuyên màu có 85.607 ha; đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có 28.093 ha; cây lâu năm có 113.006 ha, trong đó đất trồng chè 22.643 ha; vải thiều có 38.591 ha; nhãn 317 ha; na 4.062 ha.
Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp không chỉ
tiến hành với quy mô cấp vùng, cấp tỉnh mà còn tiến hành tại cấp huyện, từng loại cây trồng chuyên canh hàng hoá như cao su, cà phê, điều, tiêu, lúa (Vũ Năng Dũng và Nguyễn Văn Toàn, 2006).
Từ những nghiên cứu nói trên cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến việc hoạch định kế hoạch phát triển nông nghiệp của các cấp lãnh thổ .Tuy nhiên để xác định được tiềm năng đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng các nghiên cứu nói trên đều vận dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO. Điều này đã được chứng minh tại Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền năm 1995 (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 1995), các nhà khoa học đất đã khẳng
định, đánh giá đất theo FAO là một tiến bộ cần sớm được áp dụng vào Việt Nam phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất bền vững.
Tại Việt Nam công tác phân hạng đất đã được áp dụng từ xa xưa, bằng chứng là việc phân chia ruộng đất để thu thuế. Công tác đánh giá đất đai đã được thực hiện từ những năm đầu của thập kỷ bảy mươi thuộc thế kỷ 20 phục vụ cho bố trí sử
dụng tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình do Viện Thổ nhưỡng Nông hoá tiến hành. Sau đó công tác đánh giá đất đã được nhiều cơ quan thực hiện như: Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là tổng cục Quản lý đất đai), các trường Đại học Nông nghiệp. Công tác phân hạng đất cũng đã được thực hiện giúp cho việc xây dựng thuế sử dụng đất.
Viện QH&TKNN là một trong những cơ quan tiếp thu và triển khai công tác đánh giá
đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất bền vững (Ngô Thế Dân, 2001).
Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1992) được Viện QH&TKNN áp dụng trong các dự án quy hoạch nông nghiệp phát triển ở nhiều vùng và sau đó triển khai ở nhiều tỉnh, một số huyện trong cả nước. Điểm mới của phương pháp đánh giá đất ở giai đoạn từ cuối những năm 1990 đến nay là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các bước của quá trình
đánh giá đất với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phần mềm đánh giá đất tựđộng ALES (Ngô Thế Dân, 2001). Các kết quả nghiên cứu cũng như triển khai áp dụng đã được tổng kết, biên soạn thành “Quy trình đánh giá đất nông nghiệp cấp huyện phục vụ quy hoạch sử dụng đất” dưới dạng tiêu chuẩn Việt Nam. Việc tiêu chuẩn hoá quy trình đánh giá đất không ngoài mục đích thống nhất nội dung, phương pháp phân hạng đánh giá tài nguyên đất phục vụ quy hoạch sử dụng
đất bền vững trên phạm vi cả nước (TCVN 84-09/2010). Tù 2010 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng đánh giá đất và đánh giá phân hạng thích hợp
đất đai trong sử dụng đất theo hướng hiệu quả và bền vứng như Phạm thị Phin (2012), Phạm thế trịnh (2014), Cao Việt Hà và Vũ Thị Thương (2014)…