Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 58 - 62)

- Các kết quả thí nghiệm theo dõi mô hình được xử lý thông kê bằng phần mềm SAS 9.0.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn

địa có tọa độ địa lý từ 20058'23” đến 21006’10” vĩ độ Bắc và 105027’54” đến 105038'22” kinh độĐông. Địa giới hành chính gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ và Quốc Oai.

- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Phía Tây giáp huyện Ba Vì và Thị xã Sơn Tây.

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí của huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013 có 18.459,05 ha. Thị trấn Liên Quan là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, xã hội của huyện, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30 km về phía Đông Nam và cách thị xã Sơn Tây 13 km nên rất thuận lợi

để giao lưu phát triển kinh tế với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật (UBND huyện Thạch Thất, 2013a).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thạch Thất nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du , miền núi phía Bắc có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Dựa vào đặc điểm địa hình,

địa mạo có thể chia lãnh thổ huyện thành hai vùng như sau:

- Tiểu vùng 1 (địa hình đồng bằng): bao gồm 11 xã và 1 thị trấn nằm ở phía tả ngạn sông Tích thuộc phía Đông của huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình so với mực nước biển dao động trong khoảng từ 3 đến 10 m. Do có lợi thế vềđịa hình bằng phẳng cùng với hệ thống thuỷ lợi tưới lấy nước từ hồĐồng Mô khá hoàn chỉnh nên vùng này đã trở thành trọng điểm sản xuất lúa và các loại cây rau màu của huyện, Tuy nhiên hiện tại trong vùng vẫn còn nhiều điểm thấp trũng, khó thoát nước tạo thành các hồ, đầm nhỏ.

- Tiểu vùng 2 (địa hình bán sơn địa): bao gồm 12 xã hữu ngạn sông Tích thuộc phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10 đến 15 m. Trong vùng có nhiều gò đồi thấp, phân bố độc lập, độ dốc trung bình từ 3 - 80. Bên cạnh các gò

đồi thấp còn có các dải đất bằng trồng lúa hoặc cây màu. Ở vùng gò đồi ngoài diện tích rừng phòng hộ còn phát triển mạnh các cây lâu năm như cây ăn quả, cây màu.

Như vậy, mặc dù có sự phân hoá về địa hình, địa mạo nhưng chính sự phân hoá đó đã tạo điều kiện cho Thạch Thất phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, bao gồm cả cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, rau màu và cả

cây ăn quả (UBND huyện Thạch Thất, 2013a).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Thạch Thất mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên các yếu tố khí hậu có sự phân hoá rất lớn trong năm:

- Nhiệt độ: bình quân hàng năm 23,40C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5) là 37,50, tháng thấp nhất (tháng giêng) là 13,70C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Nhìn chung với nền nhiệt độ trên cho phép trồng được nhiều vụ trong năm với những loại giống cây trồng ngắn ngày, nâng cao hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

bình trong giai đoạn 2006-2012). Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Vào những đợt mưa tập trung, do sức chứa của các hồ

hiện có không đủđể điều hòa nước mặt kèm với hệ thống tiêu thoát nước chưa tốt

đã gây nên tình trạng úng ngập trên một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp, gây suy giảm năng suất ở những vùng đất bằng. Trong khi đó tại các vùng đất cao lại có hiện tượng xói lở, xói mòn đất. Hạn hán thường xuất hiện trong những tháng ít mưa trên các vùng đất dốc, chân đất cao ở vùng đất bằng.

- Độ ẩm không khí và số giờ nắng: độ ẩm không khí hàng năm là 83%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 89% (tháng 4), độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 81% (tháng 12). Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.680 giờ, năm cao nhất 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ, thuộc mức tương đối cao.

20.3 16.5 16.9 31.8 268.9 268.9 387.7 388.3 77.5 54.2 34.8 25.7 438.1 14.6 16.1 20.2 26.2 26.8 23.4 18.7 28.9 27.9 29.6 30.3 29.3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 m m 0 5 10 15 20 25 30 35 tháng oC lượng mưa, mm Nhiệt độ không khí, oC

Hình 3.2. Số liệu về lượng mưa và nhiệt độ không khí trung bình tháng của huyện Thạch Thất giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Sơn Tây, 2013 Các hiện tượng khí hậu thời tiết khác:

+ Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: gió đông bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió

đông nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều, các tháng 4, 5 và tháng 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm thường có 1 đến 3 cơn bão làm ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết trong vùng.

+ Sương muối hầu như không có, mưa đá rất ít xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần (UBND huyện Thạch Thất, 2013a).

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên lãnh thổ của huyện có sông Tích bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì chảy qua huyện Thạch Thất với chiều dài 16 km, đây vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu vưà là dòng chảy chính để tiêu thoát nước cho huyện. Tuy nhiên do đặc điểm của sông như quanh co, uốn khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp mạnh nên khả năng dự trữ

nước trong mùa khô kém, mặt khác trong mùa mưa lưu lượng lớn, dễ gây ngập lụt. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương thủy lợi cung cấp nước chủ động cho sản xuất như: kênh Đồng Mô – Ngải Sơn, dài 16 km; kênh Phù Sa, dài 18 km; cùng với hệ thống các hồ nhỏ và vừa (tiêu biểu là hồ Tân Xã), các ao là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung (UBND huyện Thạch Thất, 2013a).

3.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất

Theo kết quảđiều tra xây dựng bản đồđất huyện Thạch Thất (tỉnh Hà Tây) tỷ

lệ 1: 25.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (năm 2005 – 2006), kết hợp kết quả điều tra, nghiên cứu lấy mẫu đất bổ sung, đất của huyện Thạch Thất

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất của huyện Thạch Thất TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Đất phù sa P 3.670,82 19,89 1 Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng P hf 3.138,87 17,00 2 Đất phù sa glây Phg 531,95 2,88 II Đất lầy và than bùn T+J 45,49 0,25 3 Đất lầy J 45,49 0,25 III Đất đỏ vàng F 6.033,71 32,69

4 Đất nâu vàng trên đá vôi Fk 107,11 0,58

5 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 3.359,51 18,20 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.314,30 7,12

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)