Rước phụng nghinh hồi đình và rước hồn cung

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 49 - 57)

II. CÁC ĐÁM RƯỚC

1. Rước phụng nghinh hồi đình và rước hồn cung

Phụng nghinh hồi đình là đám rước để nghênh đón Thánh vị từ nơi ngài bằng y (đền) tới đình để dân làng cúng tế trong dịp lễ hội.

Đám rước được cử hành từ lúc sáng sớm. Mọi công việc chuẩn bị được bắt đầu vào lúc 3 giờ sáng. Khi đó trời cịn tối nhưng quang cảnh xung quanh đền, đình đã thật tấp nập. Cụ Từ cùng Ban Khánh tiết sửa soạn lễ vật, hương khói, mọi người đi lại nhộn nhịp, khẩn trương. Các cụ Thượng vận áo nhiễu đỏ, mũ ni che tai cùng quan viên tế áo xanh hai lớp, đội mũ văn rải tề tựu ở đình.

Phía trên nhang án, Chủ văn dán văn vào chúc bản để chuẩn bị cho lễ Phụng nghinh. Trong khi đó, bên ngồi cổng đền, đội múa sư tử không ngừng thúc trống đôn đốc hàng đô, chức việc cùng dân làng tề tựu về đền để chuẩn bị đồ trần thiết cho đám rước. Toàn bộ kiệu cùng đồ nghi trượng được đặt sẵn ngoài sân đền theo đúng trình tự đồn rước đã định.

Nam thanh, nữ tú được cử vào đám rước hôm nay, ai nấy đều ăn mặc thật đẹp. Hàng đô nam mặc áo trắng, quần trắng, cổ áo có đeo chiếc tràng mạn màu xanh, ngang hông thắt một chiếc thắt lưng bằng sa tanh đỏ, trên đầu cũng thắt khăn đỏ. Hàng đô nữ mặc áo dài, quần trắng, ngang hơng cũng có thắt lưng đỏ.

Khoảng 4 giờ sáng, lễ Phụng nghinh bắt đầu. Gian giữa của đền, ngay dưới nhang án, trải ba chiếc chiếu. Chiếu thứ nhất dành cho Chủ lễ, hai chiếu sau dành cho 6 người trong Ban Chấp sự. Trong lễ Phụng nghinh, Chủ lễ là người đóng vai trị quan trọng nhất. Chủ lễ là một trong ba người “giữ lễ” cho làng cùng với Chủ tế và Chủ văn. Do vậy Chủ lễ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khá khắt khe, Chủ lễ phải là người trên 60 tuổi, thơng hiểu việc làng, có đạo đức, nếu gia đình nhiều đời làm Chủ lễ thì càng tốt, Chủ lễ cũng phải là người “thong thả” (không tang trở). Khi bắt đầu lễ Phụng nghinh, Chủ lễ cùng các quan viên bước vào chiếu hành lễ, phường bát âm bắt đầu tấu nhạc. Theo phong tục của làng, làm lễ Thánh là phải lễ năm lễ bởi đức Thánh ở đây là Hoàng đế nên mọi người đều phải rất tơn kính. Chủ tế cùng ban Chấp sự lễ đủ năm lần đứng lên quỳ xuống thì Chủ văn cùng người chuyển chúc bước vào, đứng hai bên Chủ lễ ở chiếu trên cùng. Sau đó tồn bộ quan viên Chấp sự và cả Chủ văn, Chủ tế đều quỳ xuống, người chuyển chúc bê Chúc bản chuyển sang cho Chủ văn. Khi Chủ văn bắt đầu làm lễ mật khẩn thì phường bát âm cũng thơi khơng tấu nhạc nữa. Mọi người đều giữ im lặng để buổi lễ được trang nghiêm. Khi kết thúc bài văn, Chủ văn phải đọc câu mật khẩn là “ Phụng nghinh Thánh giá cẩn tấu”. Sau khi Chủ văn tấu lễ xong, tờ Chúc được đem hoá. Chủ lễ cùng Ban Chấp sự lại lễ tạ năm lễ, chính vì vậy, lễ Phụng nghinh cịn được gọi là lễ Thập bái. Chủ lễ làm lễ tạ xong, Chủ văn bước vào chiếu trên cùng, cũng lễ tạ năm lễ. Sau đến các cụ và các chức việc vào làm lễ. Khi làm lễ, phải đứng đúng

vị trí của tuổi tác, các cụ Thượng đứng chiếu trên cùng, chiếu giữa dành cho những người trên 60, Ban Khánh tiết làm lễ ở chiếu cuối cùng.

Khi bên trong đền làm lễ phụng nghinh thì bên ngồi sân, Cán biện cho hàng đô tập hợp, tề tựu đầy đủ bên cạnh kiệu của mình. Riêng hàng đơ phù giá phải đứng sẵn ở cửa đền để chuẩn bị vào nghinh Thánh giá.

Sau khi toàn bộ các cụ Thượng lễ xong, cụ Từ là người cuối cùng vào chiếu làm lễ tạ. Cụ Từ vừa bước ra khỏi chiếu thì ngay lập tức trống ngũ liên nổi lên dồn dập. Đồng thời, Cán biện nổi trống khẩu ra hiệu cho hàng đô vào Thượng cung nghinh Thánh ra kiệu. Mọi người khi đó phải thật khẩn trương, hàng đơ phù giá nhanh chóng xơng thẳng lên Thượng cung, mọi người cản đường đều bị gạt phăng ra bên ngồi. Đồng thời khi đó, tồn bộ những người đứng xung quanh sân đền phải vỗ tay thật to và reo hị, tung hơ “a rứ” để tạo khí thế. Cho đến nay, chưa có ai cắt nghĩa được từ “a rứ” có nghĩa là gì, theo cách giải thích của các cụ, việc reo hò như vậy vừa để tạo nên khơng khí khẩn trương, nơ nức đồng thời để át trần khí khỏi xơng lên Thánh giá. Khi hàng đơ phù giá nghinh long ngai Thánh vị từ Thượng cung xuống thì Chủ tế cũng bê chiếc bát hương ra, đặt vào kiệu Giá văn. Thánh vừa được nghinh ra khỏi Thượng cung, ngay lập tức phải có hai người cầm quạt ngà cùng sáu người cầm cờ ngũ phương che kín xung quanh, tránh để người khác nhìn vào.

Trong khi đó, ngồi sân đền, Cán biện cho các hàng đô chuẩn bị sẵn chiếc kiệu bành. Hàng đô phù giá vừa nghinh Ngài ra khỏi cửa đền, đặt ngay vào kiệu. Quạt ngà, cờ ngũ phương vẫn che kín xung quanh. Sau khi Thánh đã an vị trên kiệu, Cán biện cho nổi trống khẩu để hàng đô lên vai, cụ Từ đứng vào dưới kiệu để gõ chuông chấp hiệu. Sau khi cho hàng đô quay kiệu một vài vòng trong sân đền, Cán biện cho nổi trống nghinh, khởi hành đoàn rước.

Đi đầu đoàn rước là đội múa sư tử được hoá trang thành các nhân vật rất ngộ nghĩnh như Tôn Ngộ Khơng, Chư Bát Giới, Con đĩ đánh bồng…Đồn sư tử vừa đi vừa thúc trống và biểu diễn các pha nhảy múa, phun lửa rất náo động để thu hút sự chú ý của mọi người.

Tiếp đến là chiêng và trống cái. Cả hai đều được đặt trên giá gỗ có bánh xe do một số trẻ em kéo. Đi theo xe chiêng, xe trống là hai cụ Lục mặc áo đen có nhiệm vụ điểm chiêng, trống. Cứ mỗi tiếng trống lại điểm một tiếng chiêng.

Sau chiêng trống là ngựa bạch được đeo yếm thêu, quả nhạc, dây cương và đặt trên xe kéo. Tiếp theo là xe voi, theo quan niệm của dân làng, nếu là ngựa trắng thì voi cũng phải làm màu trắng hoặc màu vàng. “Ơngvoi” được làm bằng cốt tre, bên ngồi bồi giấy màu, cũng có đủ đầu, ngà, đi, trơng như voi thật. “Ông voi” cũng được đặt trên xe do trẻ em kéo. Đi bên cạnh xe ngựa, xe voi là hai ông phù mã, phù tượng mặc áo thụng đen, thắt lưng đỏ và hai người vác hai chiếc tán đi hai bên. Riêng ơng phù mã có nhiệm vụ vừa đi vừa rung các quả nhạc treo trên cổ con ngựa bạch.

Ngựa, voi đi rồi đến phường kèn, phường trống. Phường kèn gồm hai người, vừa đi vừa tấu nhạc rất réo rắt. Sau phường kèn là phường trống gồm 3 người đánh trống bản, một loại trống mặt rộng, thân ngắn, đeo trống ở thắt lưng, khi đánh dùng hai chiếc dùi nhỏ; 1 người cầm thanh la; một người đánh trống cái. Cả phường kèn và phường trống đều mặc áo đen, thắt lưng đỏ. Riêng người đánh trống cái, trên đầu còn buộc thêm một dải vải đỏ rủ xuống vai, vừa đi vừa gõ trống, động tác rất khéo léo, chiếc dùi trống trong tay ông ta khi đưa lên, khi gõ xuống mặt trống thật điệu nghệ.

Tiếp đến là kiệu choé nước. Choé đựng nước cao khoảng 60 cm, được đặt trên một giá đỡ, xung quanh trang trí bốn dải lụa đỏ được kết khéo léo thành các bông hoa. Khác với nhiều địa phương khác vùng châu thổ Sông Hồng, ở Giang Xá trước đây khơng có lễ rước nước trong các dịp lễ hội. Từ năm 1989, khi làng khôi phục lại lễ hội, để khuyến khích các cháu nữ tham gia vào cơng việc của làng, các cụ mới tổ chức thêm việc rước kiệu nước. Tuy nhiên, việc rước nước ở Giang Xá cũng chỉ mang tính chất hình thức, nó khơng có đầy đủ ý nghĩa như vốn có ở các làng q khác. Đêm hơm trước ngày rước, cụ Từ mới múc một chút nước mưa ở đền cho vào trong choé, “gọi là” tượng trưng.

Hai kiệu cỗ đi ngay sau kiệu nước. Mỗi kiệu cỗ cũng có người đi sau che lọng. Trước mỗi kiệu cỗ đều có Cán biện cầm trống đánh nhịp cho hàng đô khi đi, khi đứng.

Sau kiệu cỗ là đội sênh tiền và múa lụa, đứng thành hai hàng đối diện nhau. Đội sênh tiền gồm 12 bé gái, tuổi từ 10 đến 12, tất cả đều mặc áo trắng, quần trắng, cổ đeo tràng mạn đỏ, trên đầu cài những chiếc cặp hình hoa lá rất đẹp mắt. Đội sênh tiền vừa đi vừa múa, động tác thật khéo léo. Đứng đối diện với đội sênh tiền là đội múa lụa, cũng gồm 12 bé gái, trang phục cũng như đội sênh tiền, hai tay cầm hai dải lụa đỏ, khi đưa lên, khi hạ xuống kết hợp nhịp nhàng với tiếng sênh tiền.

Tiếp đến, đi giữa các đồ nghi trượng được sơn son thếp vàng, người ta thấy nổi lên lá cờ Tổ quốc và kiệu Bác Hồ. Kiệu Bác Hồ cũng được che một chiếc lọng, hai bên kiệu được trang trí thêm bốn dải lụa màu do tám thiếu nữ nâng trang trọng. Giữa những sắc vàng óc ánh của các đồ khí tự cổ kính, lá cờ đỏ sao vàng và bức tượng Bác Hồ là những hình ảnh của một thời đại mới, của cuộc sống mới đã được người dân Giang Xá đưa vào lễ hội. Có thể thấy, người dân nơi đây đã cố gắng tạo nên một khn mẫu văn hố đẹp, in đậm màu sắc hiện đại vào một hình thức sinh hoạt văn hố truyền thống.

Sau cờ Tổ quốc và kiệu Bác Hồ là nhang án do tám hàng đô khiêng. Trên nhang án bày một lư hương, hai bên là hai đài nến, hai lọ hoa. Trong q trình rước ln phải có một cụ Thượng đi kèm bên nhang án để lo việc hương khói. Sau nhang án có che hai tán sâu, cùng hai cờ ngũ phương (cờ có năm màu sắc xanh, đỏ, vàng, đen, trắng).

Đi sau nhang án là đội quân cờ gồm những nam thanh, nữ tú trong các bộ trang phục thật đẹp mắt. 32 quân cờ xếp thành hai hàng, một bên nam và một bên nữ đứng đối diện nhau. Quân cờ nữ mặc áo dài gấm màu hoa đào, đầu đội khăn xếp cùng màu áo, chân đi hài thêu xanh, trên tay cầm những chiếc quạt lông cũng màu xanh. Quân cờ nam mặc áo the màu xanh cánh trả, đầu đội khăn xếp cùng màu áo, chân đi hia đen, trên tay cũng cầm quạt. Riêng tướng nam và

tướng nữ ăn vận cầu kỳ hơn, cả hai đều mặc áo gấm đỏ, sau lưng áo có cắm hai cờ đi nheo màu vàng, đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn được trang trí rất cơng phu.

Kế đến là phường bát âm với đàn, sáo, nhị, kèn, cảnh…gồm tám nhạc cụ phát ra tám loại âm thanh khác nhau. Trong khi đi, phường bát âm thường cử mấy điệu lưu thuỷ, ngũ đối làm cho khơng khí đồn rước càng thêm long trọng.

Tiếp đến là bốn ông cờ reo, chia làm hai hàng. Trước đây người làm nhiệm vụ cờ reo là phải do hội Tư văn cử ra. Ngày nay, làng phải chọn những người từ 60 tuổi trở lên, có sức khoẻ, khơng tang trở để làm người cầm cờ reo. Cờ reo là một dải vải đỏ, dài khoảng 1m, rộng 30 cm, một đầu được lồng cán để cầm. Người cầm cờ reo đứng ngay trước kiệu, khi đi phải múa cờ theo hình số 8. Đặc biệt, theo các cụ kể lại, trước đây, mỗi khi Cán biện gụ trống chuẩn bị cho hàng đơ đổi vai thì những người cầm cờ reo phải reo lên “a rư” để át những tiếng ồn ào xung quanh.

Kiệu Giá văn đi sau đội cờ reo. Kiệu Giá văn là một long đình bốn mái, do bốn hàng đô khiêng. Bên trong kiệu Giá văn, đặt chiếc lư hương, cùng bản văn dùng cho lễ tế yên vị sau khi về đến đình. Xung quanh kiệu, có che hai cờ ngũ phương và hai quạt vả ( loại quạt có hình dáng như chiếc lá đề, xung quanh có viền vải màu vàng).

Sau kiệu Giá văn là hai tướng Văn Kiên và Tề Kiên. Theo quan niệm của dân làng, Văn Kiên, Tề Kiên là hai vị tướng phụ tá cho Đức Thánh. Trang phục của Văn Kiên, Tề Kiên được may rất cơng phu, có thêu long phượng trên nền vải gấm đỏ, trên đầu đội chiếc nón võ ( là loại mũ hình trịn, có chóp nhọn, phía trước có vành đai để che phần trán). Văn Kiên, Tề Kiên đều cầm chiếc mác dài.

Tiếp đến là các đội chấp kích vác đồ lỗ bộ bao gồm hai thanh mác trường, hai phủ việt, dùi đồng, hai long đao, xà mâu. Tồn bộ đội chấp kích đều mặc áo nâu đỏ (là loại áo khơng có tay, dài đến đầu gối, phía trước có nẹp màu vàng), thắt lưng bó que, bên trong mặc áo trắng, đầu đội nón dấu.

Đi sau đồn bát bửu là bốn gươm vàng (gươm làm bằng gỗ, dài khoảng 1mét, được thếp vàng). Cầm bốn chiếc gươm vàng là bốn thanh niên mặc trang

phục giống Văn Kiên, Tề Kiên bởi theo quan niệm của các cụ, đây chính là đồn vệ sĩ của Đức Thánh (xưa là các quan đại thần).

Sau gươm vàng lại đến đội cờ reo. Tiếp đến là cờ hiệu. Cờ hiệu là hai chiếc cờ màu vàng, xung quanh có viền trang trí, một cờ ở giữa có thêu chữ “Thiên Đức”, một cờ có thêu chữ “Vạn Xuân”. Hai lá cờ hiệu gợi lại quá khứ hào hùng xưa kia, khi Lý Nam Đế lên ngơi Hồng đế, gây dựng cơ nghiệp.

Kế đến là đồn gươm cẩn (là loại gươm có bề ngang khoảng 5cm, dài khoảng 1mét rưỡi, được sơn màu nâu thẫm), cũng do sáu người mặc áo nậu đỏ, đội nón dấu vác trên tay.

Đi trước kiệu Phù giá là hai người ôm quạt ngà (theo các cụ, bộ khung của quạt được làm bằng ngà voi, phía ngồi được căng lớp vài màu vàng có thêu long phượng, khi quạt mở ra, có hình bán nguyệt với bán kính khoảng 50 cm). Sau khi an vị Thánh trên kiệu, hai chiếc quạt ngà được gấp lại và do hai cụ thất áo xanh, thắt lưng bó que ôm, đi trước cửa kiệu.

Kiệu Phù giá chính là trọng điểm của đồn rước. Kiệu Phù giá là một cỗ kiệu bát cống, phía dưới kiệu là hai chiếc địn được chạm khắc hình rồng, hai xà ngang nối giữa hai chiếc địn tạo thành bộ khung vững chắc. Phía trên, có đặt một chiếc sập được tạo dáng như một chiếc ghế với hai tay vịn tạo thành chiếc bành. Toàn bộ cỗ kiệu được sơn son thếp vàng, và chạm khắc nhiều hình linh vật rất tinh xảo. Trên đường rước, tồn bộ kiệu Thánh được che kín bởi 6 lá cờ ngũ phương, 4 quạt đại, 1 tán sâu và 2 quạt vả. Theo quan niệm dân gian, Thánh vốn là bậc Thiên tử, vì vậy, nếu người trần nhìn thẳng vào Ngài sẽ mắc tội bất kính. Mặt khác, nếu Thánh nhìn vào đâu thì ở đó dễ xảy ra hoả hoạn. Chính vì vậy phải dùng cờ, quạt để che kín kiệu Thánh, để tránh người phàm trần phạm vào tội bất kính. Đi trước kiệu Thánh cũng là ơng Cán biện, vừa đi vừa đánh trống để chỉ huy hàng đô. Hai bên kiệu là hai ơng Thể sát, có nhiệm vụ trơng nom đội hình, nhắc nhở hàng đơ khi đi nhanh, khi đi chậm, kiểm tra trang phục của các hàng đô sao cho thật chỉnh tề. Trước đây, cũng như Cán biện, Thể sát phải là người của hội Tư văn. Ngày nay, Thể sát do làng cử ra phải là người trên 60 tuổi, thông thạo việc làng, gia đình song tồn, quang quẻ.

Cuối cùng, đi sau kiệu Thánh là các cụ Thượng, các vãi bà trong những bộ trang phục trang trọng nhất dành cho ngày lễ, từ tốn, chậm rãi đi theo đám rước như một lực lượng hộ tống trang nhã, thể hiện sự ứng xử chu đáo của dân làng đối với vị thần hộ mệnh của làng mình.

Đồn rước khởi hành từ khi trời cịn tờ mờ sáng, tồn bộ đoạn đường từ đền ra đình chưa đầy 1 cây số nhưng phải đến hơn 10 giờ trưa mới ra đến nơi. Theo trí nhớ của dân làng, trước đây mỗi lần làng mở đám đại trà, cũng rước

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w