SỰ ĐĨNG GĨP VỀ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 71 - 79)

Để tổ chức lễ hội không thể thiếu sự chuẩn bị chu đáo về tài chính. Ở các làng xã cổ truyền trước đây, phí tổn cho lễ hội chủ yếu được lấy từ hoa màu của ruộng thờ thần, phần cịn thiếu thì phân bổ cho các giáp hay dân đinh trong làng đóng góp. Đơi khi sự đóng góp đó trở thành một thứ nghĩa vụ bắt buộc, một “gánh nặng” trong điều kiện đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn. Ngày nay, ruộng cơng dành cho việc tế tự của làng khơng cịn nữa, phần lớn chi phí dành cho lễ hội đều trơng vào các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân mà ta vẫn thường gọi là “công đức”.

Các khoản công đức (bao gồm cả tiền và hiện vật) tại đình, đền trong các tuần sóc vọng hay các dịp lễ tiết khác đều được nhập vào quỹ làng, một phần được chi cho Ban Khánh tiết để tu lễ cả năm, phần cịn lại được dùng để tu tạo chính các di tích đó. Tuy nhiên, tổ chức lễ hội địi hỏi chi phí tốn kém hơn rất nhiều, đương nhiên là số tiền của quỹ làng khơng thể đáp ứng nổi. Chính vì vậy, các khoản đóng góp của nhân dân là nguồn thu quan trọng cho Ban Tổ chức trong việc đảm bảo cho lễ hội diễn ra thành công.

Việc thu công đức được Ban Tổ chức chính thức tiến hành từ ngày mùng 8 tháng Giêng. Những người đóng góp dù là người làng hay khách thập phương đều được ghi tên trong sổ công đức và được niêm yết tên công khai trên bảng cơng đức vào ngày hơm sau. Ngồi ra, tại các sân chơi như cờ người, tổ tôm điếm, trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức cũng thực hiện qun góp cơng đức. Tuy nhiên tại các khu vực này, tồn bộ số tiền cơng đức được thu trực tiếp mà khơng qua bàn ghi tên. Do đó, việc phân tích của chúng tơi về sự đóng góp tài chính cho lễ hội được dựa trên cơ sở của các sổ công đức chắc hẳn mới chỉ phản ánh được phần nào diện mạo chung của sự tham gia của người dân trong việc tổ chức lễ hội.

Trong thời gian từ ngày mùng 8 đến 14 tháng giêng, theo ghi chép trong các cuốn sổ cơng đức mà chúng tơi có được thì có tới 900 trường hợp tham gia vào việc đóng góp cơng đức, trong đó bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình, các tổ chức, cơ quan…Tất cả những người tham gia cơng đức đều có đặc điểm chung là họ tự nguyện đem tâm để đóng góp vào việc “nhà Thánh”, tuy nhiên một điều cũng dễ nhận thấy đó là mức tiền công đức của mỗi người cũng như địa bàn cư trú, thành phần bản thân của họ là hoàn toàn khác nhau.

Về địa bàn cư trú, trong 900 trường hợp được nghiên cứu, sau khi tiến hành xử lý, chúng tơi có bảng số liệu tổng hợp sau.

Bảng : Địa chỉ Giá trị Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Giá trị % Giá trị % tích luỹ Đức Thượng 10 1.1 1.1 1.1 Cao Xá Hạ 6 0.7 0.7 1.8 Cao Xá Trung 7 0.8 0.8 2.6 Giang Xá 615 68.3 68.3 70.9 Hà Nội 65 7.2 7.2 78.1 Lai Xá 7 0.8 0.8 78.9 Lưu Xá 7 0.8 0.8 79.7 Lũng Kênh 9 1.0 1.0 80.7 Thị trấn Trôi 17 1.9 1.9 82.6 Nơi khác 157 17.4 17.4 100.0 Tổng 900 100.0 100.0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, phần lớn người tham gia công đức là “người trong làng”, chiếm tỷ lệ rất cao : 68,3 %. Sau Giang Xá, Hà Nội là nơi có số người cơng đức chiếm tỷ lệ thứ hai với 7.2%. Các làng lân cận như Lưu Xá, Lai Xá, Lũng Kênh…chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (từ 0.7 đến 1.1%). Khi nghiên cứu việc đóng góp cơng đức tại lễ hội Giang Xá chúng tôi nhận thấy có sự tham gia của một số người đến từ các địa phương có khoảng cách địa lý khá xa như Đà Nẵng, Thái Ngun, Thái Bình, Hồ Bình, Hải Phịng… Tuy nhiên các trường hợp này xuất hiện với tần số rất nhỏ (mỗi nơi thường chỉ có một trường hợp). Điều này cho thấy, không gian xã hội của hội làng ngày nay vẫn không thay đổi nhiều so với truyền thống. Hội hè vẫn là việc của làng, do người làng tự tổ chức, tự đóng góp là chủ yếu. Các trường hợp ở Hà Nội hay các địa phương khác, trên thực tế theo tìm hiểu của chúng tơi thì họ phần lớn đều là người có nguồn gốc xuất thân ở làng đi làm ăn hay sinh sống ở nơi khác, hội làng chính là dịp để họ hướng về với cội nguồn.

Như vậy về cơ bản, phần lớn những người tham gia công đức đều sinh sống ở vùng nơng thơn nơi mà điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới mức tiền mà họ đóng góp.

Bảng : Mức tiền Giá trị Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Giá trị % Giá trị % tích luỹ 10000 trở xuống 169 18.8 18.8 18.8 10000 - 19999 2 0.2 0.2 19.0 20000 - 29999 372 41.3 41.3 60.3 30000 - 49999 104 11.6 11.6 71.9 50000 - 99999 167 18.6 18.6 90.4 100000 - 199999 77 8.6 8.6 99.0 200000 trở lên 9 1.0 1.0 100.0 Tổng 900 100.0 100.0

Bảng trên cho ta thấy, mức tiền từ 20000 đến 29999 đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất (41.3%), mức tiền từ 10000 đồng trở xuống chiếm 18.8 % tổng số, trong khi đó, mức tiền từ 50000 đến 99999 đồng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối đáng kể (18.6%), mức tiền từ 200000 đồng trở lên chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn (1%).

Như trên đã nói, trong tổng số 900 trường hợp được ghi lại trong sổ công đức, bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Để thuận lợi cho việc phân tích, chúng tơi xin chia tồn bộ các đối tượng này thành các nhóm sau: cá nhân, gia đình và đồn thể, tổ chức. Trong đó các cá nhân lại được phân theo giới tính nam và nữ nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt về giới tính trong việc đóng góp tài chính, liệu nam giới hay phụ nữ là người quan tâm nhiều hơn tới việc tham gia công đức ? Giá trị Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Giá trị % Tỷ lệ % tích luỹ Cá nhân Nam 506 56.2 56.2 56.2 Nữ 279 31.0 31.0 87.2 Gia đình 37 4.1 4.1 91.3 Hội Đồng canh 31 3.4 3.4 94.7

Đoàn giao hiếu 8 0.9 0.9 95.6

Đoàn thể, tổ chức 39 4.4 4.4 100.0

Tổng 900 100.0 100.0

Dường như trái với quan niệm thông thường khi cho rằng phụ nữ là người chú ý nhiều hơn đến vấn đề tâm linh, ở đây ta lại thấy, tỷ lệ nam giới tham gia vào việc công đức cao hơn hẳn so với nữ giới với 506 trường hợp (chiếm 56.2%), trong khi đó, tỷ lệ nữ chỉ chiếm 31.0% tổng số. Trên thực tế, điều dặc biệt là ở chỗ, theo lời cô Đào Thị Tuơi (45 tuổi) cho chúng tôi biết : “ ở làng

này (Giang Xá), hầu hết phụ nữ là người trực tiếp đóng tiền ở bàn cơng đức, nhưng khi ghi tên trong sổ thì người ta lại ghi tên cho ông chồng.” Tuy nhiên,

để lý giải việc này cũng khơng mấy khó khăn, bởi lẽ, lễ hội không đơn thuần chỉ là một hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo mà trước hết, nó là sinh hoạt cộng đồng, là “việc làng”. Chính vì vậy, người đàn ơng với tư cách là người chủ

gia đình vẫn giữ vai trị đại diện tham gia vào các sinh hoạt của làng xã nhiều hơn so với phụ nữ. Ngồi ra, cũng có các trường hợp, việc đóng góp cơng đức được ghi nhận cho cả gia đình với sự đứng tên của một cụ cao tuổi. Ví dụ, gia đình cụ Mùi, gia đình cụ Thiều, gia đình cụ Tư… Như vậy có thể thấy rằng tâm lý của người cao tuổi là vẫn chú trọng đến truyền thống gia đình, với việc tham gia cơng đức họ muốn tạo nên sự cố kết giữa các thành viên. Đồng thời đây cũng chính là một biểu hiện của truyền thống “trọng lão”, trong các gia đình có sự chung sống của nhiều thế hệ, người già vẫn luôn được coi là người chủ gia đình. Cùng với các cá nhân và các gia đình, các Hội Đồng canh cũng tích cực tham gia vào cơng việc chung của cộng đồng với sự đóng góp của 31 hội (chiếm 3.4%). Ở đây chúng ta thấy có sự xuất hiện của các đoàn giao hiếu. Theo như chúng tơi tìm hiểu, trong tồn bộ những ngày diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức đã mời 9 đoàn giao hiếu, nhưng một đồn khơng thể đến dự nên chỉ cịn 8 đồn tham gia. Có thể nói, giao hiếu giữa các làng từ xưa đến nay vẫn là một phong tục đẹp của ông cha ta mỗi dịp hội hè. Tục lệ này hiện vẫn còn được người dân Giang Xá lưu giữ. Các đoàn khách giao hiếu phần lớn đều là các làng lân cận như Lai Xá, Lưu Xá, Lũng Kênh…

Như vậy, qua bảng trên, chúng ta đã biết, tỷ lệ nam giới tham gia vào việc công đức lớn hơn so với nữ giới. Và không chỉ như vậy, ngay cả mức tiền đóng góp của nam giới cũng cao hơn.

Bảng : Mức tiền theo giới tính

Mức tiền Giới Tổng Nam Nữ 10000 trở xuống 49.4% 50.6% 100.0% 10000 - 19999 100.0% 100.0% 20000 - 29999 66.9 % 33.1% 100.0% 30000 - 49999 68. 8 % 31.1% 100.0% 50000 - 99999 70. 6% 29.4% 100.0% 100000 - 199999 74.3 % 25.7 % 100.0% 200000 trở lên 100.0% 100.0% Tổng 64.5% 35.5% 100.0%

Bảng trên cho thấy, ở mức tiền từ 10000 đồng trở xuống, tỷ lệ giữa nam và nữ là tương đương nhau (50.6% và 49.4%) với mức tiền từ 10000 đồng đến 19999 đồng thì nữ chiếm 100%, nhưng ở các mức tiền từ 20000 đồng trở lên, nam giới đều chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ, đặc biệt, mức tiền trên 200000 đồng- mức tiền cao nhất thì chỉ có nam giới tham gia đóng góp. Qua đây có thể thấy rằng, dường như phụ nữ tham gia vào việc hội hè với mục đích thoả mãn nhu cầu tâm linh nhiều hơn. Trong khi đó, nam giới thường khơng quan tâm đến vẫn đề lễ bái nhưng lại rất chú ý đến “thể diện” đối với họ hàng và láng giềng, tham gia công đức với số tiền lớn phải chăng cũng là một cách để họ thể hiện vị trí, trách nhiệm của mình trong cộng đồng?

Tồn bộ số tiền thu được từ sự công đức của nhân dân được ban thư ký chuyển cho ban tổ chức để dùng vào việc sắm sửa lễ vật, trao giải thưởng cho các trị chơi như cờ người, tổ tơm điếm, thuê phường bát âm, phường kèn…Số tiền còn lại được nhập vào quỹ của làng để chi dùng cho các công việc sau này.

Rõ ràng, quỹ cơng đức là một nguồn tài chính quan trọng cho việc tổ chức lễ hội. Trên thực tế, những con số mà chúng tơi có được để làm căn cứ cho sự phân tích trên mới chỉ là một phần trong sự đóng góp về vật chất của người dân. Qua đó có thể thấy rằng, hội làng ngày nay vẫn là một sinh hoạt cộng đồng thu hút đông đảo người dân tham gia mà trước hết là những người sống trong chính ngơi làng đó. Những người tham gia đóng góp cơng đức có thể vì nhiều mục đích khác nhau, có người chỉ đơn giản là để đáp ứng nhu cầu về tâm linh, có người thì coi đó là trách nhiệm đối với “việc làng”, hay có người lại coi đó là dịp để giáo dục con cháu, thắt chặt quan hệ gia đình…Nhưng cho dù vì mục đích gì đi chăng nữa thì sự đóng góp của họ cũng là một phần để tạo nên sự thành cơng của lễ hội.

Ngồi số tiền chi dùng cho các cơng việc chung được trích từ quỹ cơng đức, sẽ thật thiếu sót nếu đề cập đến sự đóng góp về tài chính của nhân dân mà khơng nhắc đến các khoản chi tiêu do họ trực tiếp bỏ ra trong quá trình phục vụ lễ hội. Phần lớn số tiền này được dùng vào việc sắm sửa trang phục sao cho đúng với quy định của làng.

Theo lệ làng, tất cả các hàng đô, chức việc, những người ra phục vụ việc làng đều phải tự túc về trang phục, làng chỉ may một số thứ phụ như tràng mạn, thắt lưng, khăn buộc đầu…Tuỳ từng cơng việc, từng vị trí của mỗi người trong lễ hội mà trang phục của họ lại được quy định với kiểu cách và màu sắc khác nhau. Đối với các hàng đơ phục vụ đồn rước, trang phục của họ khá đơn giản, chỉ có quần trắng, áo trắng. Các thứ này, phần lớn mọi người đều đã có, hoặc nếu khơng có thì có thể mượn tạm anh em, bạn bè, hay chỉ sắm một phần nên chi phí cũng khơng mấy tốn kém.

Trong khi đó, đối với những chức việc, những người từ 50 tuổi trở lên, những người được xếp vào hạng lão trong làng thì lại khác. Trang phục theo quy định của họ là áo the, khăn xếp. Đối với họ, trang phục lúc này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi khi đó, nó là một cách để khẳng định vị trí, chức năng của họ trong cộng đồng làng. Đặc biệt, nam giới trong làng đến tuổi 50, được tham gia vào Ban Khánh tiết, chủ trì cơng việc lễ tiết trong một năm thì việc sắm sửa trang phục đối với họ càng trở nên có ý nghĩa. Được mặc trên mình bộ áo the đen, đối với họ đó là một bằng chứng cho sự “trưởng thành” của người đàn ông trong các sinh hoạt của làng. Từ đây, họ được tham gia, được góp ý kiến trong các cuộc họp, được làng tin tưởng giao cho các trọng trách quan trọng. Chính vì vậy, chỉ một bộ áo the khăn xếp thôi, nhưng ai cũng cố gáng để sắm cho mình một bộ tốt nhất, đẹp nhất. Đồng nghĩa với với sự cầu kỳ đó, chi phí dành cho việc may sắm cũng tốn kém hơn. Trong dịp lễ hội năm 2004, để may trang phục cho anh em, ông trưởng Ban Khánh tiết thu của mỗi người 100000 đồng. Việc đóng góp số tiền này là hồn tồn tự nguyện, có thể khơng may chung với cả ban mà may riêng cũng được. Tuy nhiên, theo ông trưởng Ban Khánh tiết cho biết, từ trước đến nay, tất cả Ban Khánh tiết đều tổ chức may chung, bởi mọi người đều coi việc chuẩn bị trang phục cho chu đáo cũng là trách nhiệm chung của mọi người, hơn nữa, người ta không muốn trở thành kẻ “lạc lõng” khi tách mình ra khỏi tổ chức.

Cũng như Ban Khánh tiết, việc sắm sửa trang phục cho qn cờ cũng địi hỏi những khoản chi phí khá tốn kém. Những kỳ lễ hội trước, toàn bộ trang phục

của quân cờ đều do các gia đình tự may sắm cho con em mình. Trên thực tế, khi đó lễ hội chỉ diễn ra trong mấy ngày, nên chỉ có một số ít các gia đình khá giả mới may đồ mới cho con, còn lại đa phần đều mượn tạm một vài ngày. Lễ hội năm 2004, ban tổ chức quyết định trích một phần tiền cơng đức để may trang phục cho các quân cờ. Tuy nhiên, số tiền của làng chỉ đủ để may cho mỗi người một chiếc áo dài. Vì vậy, các bà cai cờ xin phép ý kiến các cụ và các gia đình có con tham gia qn cờ để đóng góp thêm. Cuối cùng, mọi người nhất trí, mỗi gia đình có con sắm vai qn cờ sẽ đóng thêm 100000 đồng. Số tiền thu được là 3200000 đồng được chi vào việc may thêm cho mỗi cháu một chiếc khăn xếp, một chiếc quạt, một đôi hài (cho nữ) và một đơi hia (cho nam).

Khơng chỉ có trách nhiệm sắm sửa trang phục cho thật đẹp, thật chu đáo, đối với nhiều người, tham gia lễ hội, được gánh vác những trọng trách quan trọng thực sự là một vinh dự, hơn thế nữa, theo quan niệm truyền thống, đây là một dịp đáng “mừng”. Chính vì vậy, trước đây, tất cả những người được đảm nhiệm các chức việc quan trọng như chủ tế, chủ lễ, tổng cờ,…đều phải làm lễ khao làng. Ngày nay, lệ này ở Giang Xá khơng cịn nữa. Tuy nhiên, riêng cụ Tổng cờ, theo quan niệm của dân làng, trước khi vào lễ hội vẫn phải làm lễ khao

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w