Phường trống và hội sênh tiền

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 93 - 95)

III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG LÀNG

2. Sự tham gia của các phường, hộ

2.3. Phường trống và hội sênh tiền

Trong lễ hội không thể thiếu âm nhạc. Ở Giang Xá, việc này được giao cho Phường trống và Hội Sênh tiền đảm nhiệm.

Theo các cụ trong làng kể lại, trước đây ở làng có một phường trống chuyên phục vụ trong các dịp tế lễ của làng. Phường trống do ông trùm phụ trách. Con trai trong làng, độ 12, 13 tuổi, những lúc thong thả, bố mẹ đưa đến nhà ông trùm, có lời xin cho vào phường học đánh trống. Những lúc làng mở đám hay có dịp tế lễ quan trọng, làng cử người vào nhà trùm phường, có lời mời cụ và các cháu ra phục vụ việc làng.

Sau này, cùng với sự đứt đoạn của hội làng truyền thống, hoạt động của phường trống cũng dần rơi vào quên lãng. Những thành viên của phường trước đây phần lớn khơng cịn nữa. Đến năm 1989, dân làng khôi phục lại lễ hội, các

cụ cao tuổi mới tổ chức lại phường trống. Ông Bùi Hữu Hảo, thành viên duy nhất còn lại của phường trống trước đây giờ trở thành trùm phường. Ông trùm phường cùng các cụ lựa chọn khoảng 10 cháu trai độ tuổi 12, 13 để đưa vào phường, học đánh trống.

Cứ mỗi dịp lễ hội, phường trống lại tổ chức luyện tập. Các cháu trong phường dưới sự chỉ bảo của ông trùm, vào các buổi tối ra sân đình tập đánh trống. Đánh trống cũng có nhiều loại, đánh trống tế, đánh trống rước, đánh trống đổ hồi. Tất cả phải thật thành thạo để khi vào việc không xảy ra sơ suất kẻo bị các cụ trách mắng.

Phối hợp đắc lực với phường trống trên sân tế phải kể đến Hội Sênh tiền. Hội Sênh tiền cũng là một tổ chức mới được thành lập nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ của làng. Trước đây, mỗi khi làng Giang mở hội, thường có phường ca trù của làng Vạng về giữ cửa đình. Trên sân tế, khi các Chấp sự viên dâng rượu, dâng nước vào trong Hậu cung thì bên ngồi, các thiếu nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài màu hoa đào, quần trắng, bước lên múa trước cửa đình. Người ta gọi đó là múa “tiến tước”. Sau này, phường ca trù đó khơng cịn hoạt động nữa, việc tế lễ cũng đứt đoạn một thời gian dài. Đến năm 2000, để phục vụ cho việc tế lễ, làng cho lập Hội Sênh tiền, do một bà làm Trưởng hội, hội viên là các cháu gái tuổi từ 10 đến 12. Ban đầu, hội chỉ có hơn chục cháu tham gia. Sau này, cháu nọ rủ cháu kia, đến nay đã có hơn 30 cháu. Vào Hội Sênh tiền, mỗi cháu đóng một khoản tiền là 10000 đồng để làm quỹ hội, dùng vào việc sắm sửa các trang phục cần thiết, cịn làng lo việc đóng sênh tiền.

Cùng với phường trống, Hội Sênh tiền làm nhiệm vụ hỗ trợ cho Ban tế trong việc thực hiện các nghi thức trên sân tế. Tiếng nhạc sênh tiền phối hợp với tiếng trống làm cho khơng khí của buổi tế thêm long trọng. Khơng chỉ như vậy, nhạc tế cịn phụ hoạ cho vị Chủ tế khi ông ta hành lễ theo quy ước thống nhất. Ví dụ : một tiếng trống thì chủ tế tiến lên một bước, hai tiếng thì tiến hai bước, một hồi là mãn tế. Trong khi đó, quang cảnh sân đình cũng trở nên sống động hơn với sự hiện diện của đội sênh tiền cùng các động tác múa nhịp nhàng, uyển chuyển.

Việc cố gắng khôi phục lại phường trống và hội sênh tiền của người dân Giang Xá trong những năm qua đã chứng tỏ ý thức coi trọng các giá trị truyền thống, đặc biệt là các hoạt động tín ngưỡng ở cộng đồng của họ. Tuy phường trống và Hội Sênh tiền không phải là các tổ chức ổn định như các Hội Đồng canh hay như hội phụ lão, nhưng trong việc tham gia vào các công việc lễ tiết của làng, các tổ chức này cũng là một phần không thể thiếu. Hơn nữa, điều mà chúng ta dề dàng nhận thấy ở đây, đó là các thành viên trong phường trống hay Hội Sênh tiền đều là các em thiếu nhi. Như vậy, tính kế thừa là một đặc điểm khá rõ nét trong sự tham gia của người dân Giang Xá vào lễ hội. Các lứa tuổi cứ kế tiếp nhau đảm nhận các cơng việc phù hợp với mình, người cao tuổi, trung niên và cả các em thiếu nhi đều được đắm mình trong cái khơng khí thiêng liêng của ngày hội làng.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w