Một số tổ chức khác

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 95 - 97)

III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG LÀNG

2. Sự tham gia của các phường, hộ

2.4. Một số tổ chức khác

Ngoài các tổ chức tham gia trực tiếp vào việc tổ chức lễ hội như cung cấp nhân lực, lo vật phẩm, chịu trách nhiệm tế lễ …không thể không kể ra ở đây những tổ chức khác mà việc đóng góp của họ cho dù chỉ là sự hỗ trợ về mặt tinh thần, nhưng cũng đã góp một phần vào sự thành cơng của lễ hội.

Trước hết, phải kể đến Hội Vãi già. Hội Vãi già là tổ chức mà chức năng cơ bản của nó gắn liền với những sinh hoạt của ngôi chùa. Ở Giang Xá, những người phụ nữ ngồi 50 tuổi, gia đình có phần ổn định, sau khi xin sư thầy trụ trì cho “đi quy” thì gia nhập Hội Vãi già trên chùa. Hội cũng có quỹ riêng do các thành viên đóng góp như các tổ chức khác. Mỗi năm các vãi cử ra hai người làm đăng cai, chấp tác tồn bộ cơng việc của nhà chùa, từ đun nước, quét dọn cho đến thổi xơi, in oản vào các tuần sóc, vọng.

Việc sinh hoạt chốn đình trung vốn không dành cho phụ nữ, nhưng từ trước đến nay, mỗi khi làng mở hội đình thì Hội Vãi già cũng đều tham gia. Cũng như mọi khi, hai bà đăng cai lo việc chuẩn bị lễ vật. Tiền để sắm sửa đồ lễ do các vãi đóng góp, mỗi người 10000 đồng. Ngồi ra, ai muốn cơng đức nhiều hơn thì tuỳ khả năng. Số tiền thu được sau khi sửa một mâm lễ, cịn lại cũng đóng góp cơng đức cho lễ hội như các phường, hội khác. Tham gia vào lễ hội,

các vãi cũng muốn thể hiện tấm lịng thánh kính của mình với Đức Thánh. Vì vậy, trong đồn rước, người ta thấy những bóng áo nâu chậm rãi đi sau kiệu Thánh, hay trên sân đình, ở góc bên phải, các vãi bà ngồi chăm chú theo dõi các chầu tế, có những lúc họ lại bận rộn với việc tiếp đón các hội vãi thập phương đến giao hiếu.

Sự tham gia của Hội Vãi già, một tổ chức vốn gắn bó chặt chẽ với hình ảnh ngơi chùa, phần nào càng giúp ta khẳng định thêm về vai trị của tín ngưỡng Thành hồng làng trong đời sống của cộng đồng làng thôn của người Việt. Dẫu rằng điều làm cho họ gắn bó với nhau trong cùng một hội là niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào đạo lý sống, vào những quan niệm của Phật giáo, gắn bó với nhau bởi những giây phút thanh thản dưới bóng thiền, thì “Phật giáo cũng khơng phải là tín ngưỡng riêng của cộng đồng làng, và Đức Phật cũng không phải là vị thần bảo hộ cho cộng đồng làng” (16,401). Và cho dù, như nhiều học giả đã từng nhận định, “người Việt có cấu trúc đa ngun, đa dạng trong tín ngưỡng - tư tưởng cổ truyền” (9,243), thì trong bối cảnh của đời sống cộng đồng làng xã, tín ngưỡng Thành hồng với ngơi đình làng vẫn là đại biểu cho “tính tồn thể, tính thống nhất, tính riêng biệt của cộng đồng làng” (16,401).

Như trên đã đề cập đến, hội làng cũng chính là dịp để mọi người hướng về cội nguồn. Những người làng đi làm ăn xa, thậm chí cả thế hệ con cháu của họ vốn đã sinh ra và lớn lên ở thành phố cũng thường nhớ về ngày hội làng. Những người con gái của làng Giang Xá đi lấy chồng ở nơi khác cũng vậy. Đến ngày làng mở hội, mọi người đều thu xếp công việc để về dự hội.

Thông thường, những người con gái Giang Xá đi lấy chồng ở cùng một làng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Họ hợp thành các nhóm như: “hội gái Giang Xá làm dâu Lưu Xá”, “hội gái Giang Xá làm dâu Lai Xá” hay “ hội gái Giang Xá làm dâu Cao Trung”… Đây khơng phải là các tổ chức có tính chất ổn định bởi nó khơng có trưởng hội, khơng có quỹ riêng. Nhưng mỗi khi một người trong nhóm có việc vui hay việc buồn thì tất cả lại tập hợp lại, tổ chức đóng góp, thăm hỏi và làm giúp gia đình. Điều này cho thấy ý thức về “người

cùng làng” vẫn cịn khá mạnh mẽ trong đời sống tình cảm của người dân nơng thơn hiện nay. Và hội làng chính là dịp để ý thức đó được thể hiện rõ nhất.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w