Sự tham gia của Chính quyền và các đồn thể chính trị – xã hộ

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 83 - 85)

III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG LÀNG

1. Sự tham gia của Chính quyền và các đồn thể chính trị – xã hộ

Trước Cách mạng tháng Tám, cũng như bao làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ, việc tổ chức hội làng ở Giang Xá do các chức sắc, lý dịch cùng dân đinh trong các giáp, các phiên, các phường, hội tổ chức. Ngày nay, trong hương ước của làng ghi rõ, “lễ hội do Ban Khánh tiết chủ trì dưới sự lãnh đạo của hính quyền và uỷ ban MTTQ cơ sở”. Theo quy định mới, một Ban Tổ chức lễ hội được thành lập với cơ cấu gồm 17 thành viên, trong đó có sự tham gia của đại diện cho chính quyền và các đoàn thể ở địa phương, bao gồm:

- Ông Đỗ Văn Vinh - Phó Chủ tịch UBND thị trấn, trưởng ban di tích giữ chức Trưởng ban tổ chức.

- Ơng Nguyễn Mạnh Hùng- Trưởng thơn giữ chức Phó trưởng ban tổ chức.

- Ông Đỗ Phú Hào - Chủ tịch Uỷ ban MTTQ giữ chức Uỷ viên - - Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội người cao tuổi giữ chức Uỷ viên.

- Ông Nguyễn Văn Cần - Trưởng ban Văn hố - Thơng tin giữ chức Uỷ viên.

- Bà Giang Thị Miên - Phó Chủ tịch Hội phụ nữ giữ chức Uỷ viên. Các thành viên còn lại của Ban tổ chức là đại diện của dân làng, bao gồm: trưởng Ban Khánh tiết, Ban Bộ lễ, cụ Đăng cai, một số cụ thất…

Sau khi thành lập, Ban Tổ chức tiến hành các cuộc họp để chuẩn bị cho lễ hội. Có hai loại cuộc họp: họp bàn về nội dung lễ hội và họp phân công, triển khai cơng việc. Trên danh nghĩa, người chủ trì, điều hành các cuộc họp này phải là ông Trưởng ban tổ chức, nhưng trên thực tế, người ta hầu như rất ít khi nhìn thấy sự tham gia của ơng này trong các buổi họp. Vì vậy, mọi cơng việc điều

hành lễ hội đều do ơng trưởng thơn đảm nhiệm. Ơng trưởng thơn được ví như “cầu nối” giữa nhân dân và chính quyền. Sau khi chương trình của lễ hội được các cụ cao tuổi, Ban Khánh tiết, Ban Bộ lễ đưa ra, ông trưởng thôn có trách nhiệm báo cáo lại cho đại diện UBND và MTTQ để xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi xem xét nếu nguyện vọng của nhân dân phù hợp với các quy định về pháp luật của nhà nước và tình hình địa phương thì UBND và MTTQ sẽ đồng ý cho thực hiện. Tuy nhiên cũng có trường hợp, chính quyền khơng thể đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Ví dụ, trong dịp lễ hội năm 2004, các cụ có đề xuất ý kiến xin mở một sới vật tại sân đình. Nhưng đại diện của Chính quyền cho rằng, việc mở sới vật cần một khoản kinh phí khá cao, khoảng từ 6 đến 7 triệu đồng để chuẩn bị sân bãi. Hơn nữa nếu tổ chức vật thì phải dỡ bỏ tồn bộ phong du ở giữa sân đình, như vậy sẽ làm xấu khung cảnh của việc tế lễ. Do vậy, chính quyền địa phương cùng Ban tổ chức trả lời với các cụ trong làng rằng, nếu các cụ tự vận động được nguồn kinh phí, và chuẩn bị được sân bãi thì chính quyền cũng sẽ đồng ý cho mở hội vật. Sau khi ơng trưởng thơn thay mặt cho Chính quyền trả lời như vậy, các cụ cũng khơng có ý kiến gì thêm.

Tuy nhiên khơng phải lúc nào câu trả lời của UBND cũng được các cụ chấp nhận nhanh chóng như vậy, có trường hợp ý kiến giải thích của chính quyền khơng làm thoả mãn được người dân. Khi đó, ơng trưởng thơn sẽ phải gánh chịu rất nhiều thắc mắc của các cụ. Một ví dụ cho việc này đã xảy ra trong dịp lễ hội năm 2004. Trong lần tổ chức lễ hội năm nay, các cụ có ý kiến xin được rước văn trong hai ngày 12, 13 nhưng ban tổ chức nhận thấy điều kiện về hàng đô, chức việc cho việc rước văn không đủ nên quyết định chỉ đệ văn trong hai ngày đó. Nhưng khi ông trưởng thôn thay mặt ban tổ chức đưa ra ý kiến trên, tất cả các cụ đều tỏ ra rất bất bình và địi hỏi ơng trưởng thơn phải giải thích rõ ngun nhân tại sao lại khơng tổ chức rước văn. Ơng trưởng thơn đã giải thích nhiều lần nhưng các cụ vẫn không thoả mãn và tiếp tục thắc mắc. Cuối cùng, trưởng thôn phải báo cáo lại với UBND và MTTQ để tiến hành một cuộc họp riêng với các cụ tại nhà cụ Đăng cai và phải ra một quyết định chính thức bằng văn bản. Tuy nhiên điều này cũng khơng làm cho tình hình khả dĩ hơn, trong các

cuộc họp sau này, thậm chí cho đến ngày tổng kết lễ hội, ơng trưởng thôn vẫn phải tiếp tục làm công việc thuyết phục các cụ về quyết định của chính quyền.

Sau khi về cơ bản nhân dân và chính quyền đã thống nhất được nội dung của lễ hội, các công việc cụ thể được triển khai tới từng bộ phận. Tồn bộ cơng việc tuyên truyền, phục vụ và tổ chức các hoạt động vui chơi được giao cho các đồn thể chính trị - xã hội đảm nhiệm. Cơng việc tuyền truyền cho lễ hội được giao cho ơng Trưởng ban văn hố - thông tin. Các bà trong Hội phụ nữ được chia thành hai bộ phận. Một bộ phận vào Ban lễ tân, tham gia đón tiếp và tán lộc cho khách thập phương; bộ phận còn lại kết hợp với Hội người cao tuổi thành lập một đội văn nghệ phục vụ tại sân cờ người. Đoàn thanh niên đảm nhiệm việc tổ chức các trò chơi như bịt mắt đập niêu, bắt vịt, bắt cá trong chum…

Như vậy, tổ chức lễ hội vẫn luôn là công việc của cộng đồng dân cư. Vai trị của Chính quyền chỉ là quản lý về mặt nội dung, cho phép mở hội, giám sát, điều hành công việc tổ chức sao cho đúng với pháp luật của nhà nước. Bên cạnh chính quyền sự tham gia của các đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương cũng góp phần tăng cường tính cộng đồng của nhân dân, tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần quan trọng cho lễ hội.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w