Hệ quả về mặt tâm linh

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 104 - 105)

V. HỆ QUẢ CỦA SỰ THAM GIA 1 Hệ quả về mặt xã hộ

2. Hệ quả về mặt tâm linh

Khi nhận xét về các đặc trưng của xã hội nông thôn đương đại, các nhà khoa học đã cho rằng, “xu hướng thế tục hoá của xã hội hiện đại tuy chưa đủ sức phá vỡ các giá trị tinh thần truyền thống, song đó cũng là một thực tế cần phải tính đến” (8,116). Trên thực tế ở Giang Xá, chúng tôi nhận thấy, niềm tin vào sự hiện diện và sự phù hộ của thần Thành hoàng đối với các hoạt động của cộng đồng và của cá nhân vẫn tồn tại trong tâm thức của người dân nơi đây. Nó vẫn là cái cốt lõi của hội làng ngày nay. Chính niềm tin về mặt tâm linh vẫn là động lực để thu hút người dân đến với lễ hội. Tham gia vào lễ hội mục đích chính của họ là tưởng nhớ đến cơng lao của thần Thành hồng - vị thần bảo trợ cho cộng đồng. Và lễ hội được ví như một chiếc cầu nối giữa cuộc sống trần tục với thế giới linh thiêng, là dịp để con người giãi bày những và gửi gắm những ước nguyện, cầu mong sự phù hộ.

Tuy nhiên, đúngvới những nhận xét của các nhà khoa học đã dẫn ở trên, ở Giang Xá ngày nay, xu hướng giải thiêng và thế tục hoá đang là một điều đáng phải quan tâm. Đến với lễ hội, nhiều người dân đương thời, đặc biệt là lớp trẻ coi đó như một dịp để vui chơi nhiều hơn là chú ý đến chiều tâm linh. Tính thiêng liêng của hội làng xưa giờ đã bị giảm đi đáng kể. Trong khi đó, sự trần tục và những biểu hiện của cuộc sống đời thường đang thâm nhập ngày càng sâu vào lễ hội. Những hành động khơng phù hợp với khơng khí thiêng liêng vốn có trong các nghi lễ của một bộ phận người dân đang trở nên phổ biến. Thậm chí có nhiều người được giao các trọng trách quan trọng nhưng lại hoàn toàn thờ ơ với lễ hội. Trường hợp của ơng Phó chủ tịch UBND thị trấn - Trưởng ban tổ chức là một điển hình. Trong suốt tồn bộ tiến trình của lễ hội, người ta chỉ thấy ông này khi đọc diễn văn khai mạc vào buổi sáng ngày 11. Thậm chí đến buổi họp tổng kết, ông này cũng vắng mặt, hay như việc ông Trưởng Ban Bộ lễ ngay sau khi lễ xong đã nhanh chóng xin phép các cụ ra về để giải quyết cơng việc làm ăn. Qua đây có thể thấy, sự thiêng liêng khơng cịn là giá trị có tính áp chế đối với hành vi của mọi cá nhân và các nhóm xã hội khi tham gia vào lễ hội như trước đây nữa. Đối với một số người, giờ đây việc lo toan cho cuộc sống vật chất trở nên quan trọng và việc làm tròn nghĩa vụ với “nhà Thánh” cũng khó có thể tồn tâm tồn ý như xưa nữa.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w