I. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ 1 Các cuộc họp
3. Các cơng việc sửa sang, trang trí
Từ giữa tháng Chạp, khơng khí chuẩn bị cho lễ hội đã tràn ngập trên mọi nẻo đường, ngõ xóm của làng. Khu vực đình, đền là trung tâm chính của lễ hội được chú ý sửa sang cho thật phong quang, đẹp đẽ. Thơng thường, đình, đền do cụ Từ trơng nom. Theo lệ làng từ xưa đến nay, cụ Từ phải là người nguyên quán ở làng, có độ tuổi từ 60 trở lên, khơng có khuyết tật, gia đình song tồn, và phải có con trai để giúp việc. Cụ Từ có trách nhiệm trơng nom đèn nhang, lễ bái quanh năm, bảo quản tài sản, đồ thờ ở đình, đền. Trước ngày lễ hội, cụ từ phải kiểm tra lại tồn bộ khu vực xung quanh đình, đền, chỗ nào hư hỏng thì phải báo ngay cho Ban Khánh tiết để lên kế hoạch tu sửa. Càng đến gần ngày hội, công việc sửa sang càng khẩn trương, Ban Khánh tiết cho người qt vơi lại tồn bộ các bức tường ở đình, ở đền sao cho thật mới, thật đẹp. Các câu đối trên cột trụ hoa biểu, trên bình phong đều được sơn lại. Trong khi đó, cụ Từ cùng gia nhân mang cho mang tồn bộ đồ tế khí ra, dùng nước gừng để lau chùi cho sạch sẽ.
Đến ngày mùng 9 tháng Giêng, các cơng việc sửa sang lại đình, đền đã hồn tất, mọi người bắt tay vào việc trang trí. Ngồi sân đình, Ban Khánh tiết cho dựng 3 phong du, một ở chính giữa sân để làm nơi trải chiếu tế, cịn hai bên tả, hữu làm chỗ cho các cụ Thượng và các vãi bà ngồi dự lễ. Cách đó khơng xa, ở cuối sân, một vài người làm công việc lồng các tàn, tán, lọng vào khung. Lọng được may bàng vải vàng (dùng cho Thượng đẳng thần), đường kính khoảng 1,2 m. Dưới lọng vàng được treo những gù bông nhiều màu sắc. Những chiếc lọng nhỏ hơn nhưng được quây bằng vải đỏ và vàng (một lớp vàng lại đến một lớp đỏ, may so le nhau), kết thành hình trụ cao xấp xỉ 1m, thường gọi là tàn. Cũng dạng như tàn nhưng ngắn hơn được gọi là tán.
Ở trong đình, các ơng Trưởng Hội Đồng canh đến nhận trang phục hàng đơ, chức việc cho hội mình để chuẩn bị cho buổi tập cuối cùng ngày mai. Kiệu Giá văn, kiệu Thánh, nhang án, choé nước cũng được trang trí thật đẹp mắt và đặt trong lịng giữa của đình.
Ngày mùng 10, khi hai lá cờ đại được dựng lên ở giữa sân đình, khơng khí trong xóm làng càng trở lên nhộn nhịp hơn và linh thiêng hơn. Trước cửa đình, đền, cụ Từ và gia nhân cho treo tấm màn sen (tấm vải vàng có thêu hoa
sen) lên. Dưới chân màn sen, ở sân đình, bày một chiếc bàn nhỏ, hai bên bàn bày hai giá gươm cẩn. Phía sau giá gươm, ngựa và voi đã được trang trí yếm thêu, đeo quả nhạc, cả hai đều được đặt trên bệ gỗ có bánh xe để kéo. Toàn bộ đồ trần thiết đã sẵn sàng, chỉ chờ sau buổi duyệt là chuyển về đền cho đoàn rước sáng hơm sau.
Khơng chỉ có ở đình, đền, khơng khí nơ nức chuẩn bị cho lễ hội còn xuất hiện trong từng gia đình, từng ngõ xóm. Theo lệ làng, trước ngày vào đám, tất cả các ngõ xóm đều phải tổ chức qt dọn, khơi thơng cống rãnh, tu bổ đường xá cho thật phong quang, sạch sẽ. Các gia đình cũng quét dọn lại nhà cửa. Xóm làng như đẹp hơn khi chuẩn bị vào hội.
Tại bốn ngõ xóm chính nằm trên con đường mà đồn rước sẽ đi qua, dân trong xóm cho dựng những chiếc cổng bái vọng. Cổng được dựng bằng tre, phía trên và hai bên cột đều treo các câu đối bằng chữ Hán do người trong xóm viết. Chính giữa cổng, bên dưới bày một nhang án trên có đặt lư hương, nến, bình hoa, mâm ngũ quả. Hai bên cổng bái vọng có thể trang trí thêm bằng hai cành lá dừa được tết khá đẹp mắt, hay bày thêm những cành đào, cây quất cho thêm vẻ trang trọng. Từ khi được dựng lên, lúc nào tại cổng bái vọng cũng phải có một vài cụ Thượng là người trong xóm đứng túc trực tại ban thờ để lo việc đèn nhang, hương khói. Cổng bái vọng là nơi các cụ cao tuổi vì điều kiện sức khoẻ khơng thể tham gia đồn rước, hay các gia đình có tang khơng được ra chốn đình trung làm lễ vọng để tỏ lịng thành kính với Đức Thánh.
Từ các ngõ xóm cho tới từng gia đình, khơng khí nhộn nhịp của lễ hội đã len lỏi vào khắp nơi, cảnh quan làng xóm trở nên đẹp hơn, rực rỡ hơn, cũng như lịng người đang náo nức chờ đón lễ hội.