Tổ tôm điếm

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 67 - 71)

V. CÁC TRÒ CHƠI 1 Cờ ngườ

2. Tổ tôm điếm

Trong khi trên sân cờ, các cuộc so tài vẫn đang diễn ra sơi nổi thì cách đó khơng xa, sân tổ tôm điếm cũng thu hút mọi người không kém. Trên sân chơi, người ta cho đặt năm chiếc bàn, trên mỗi bàn đặt một “điếm” nhỏ làm bằng gỗ. Bên cạnh bàn cịn có một giá để cắm bài. ở khoảng giữa sân là chỗ chia bài, cũng có một chiếc giá để cắm bài nọc.

Một ván tổ tơm có mười người chơi, chia làm năm điếm. Toàn bộ cỗ bài gồm 120 con được chia thành sáu phần, một phần để bốc nọc còn năm phần chia cho năm điếm. Người được cái (nhiều hơn một con) phải ra trước, những người còn lại cứ theo thứ tự mà đánh. Khi đánh bài đều dùng trống làm hiệu, ăn cây

bài hoặc “dậy khàn”, “dậy thiên khai”, hoặc ù, đều có hiệu trống riêng. Ví dụ, ăn cây bài thì đánh một tiếng, “phỗng” thì đánh hai tiếng, “ dậy khàn” thì đánh ba tiếng, “dậy thiên khai” thì đánh bốn tiếng.

Tổ tơm điếm cũng có thưởng như cờ người. Giải thưởng tuy khơng nhiều nhưng làm cho cả người chơi và người xem đều vui vẻ.

VI. LỄ KHU ƠN

Sau những ngày hội hè linh đình, cuối cùng cũng đến ngày giã đám. Ngày 14 tháng Giêng, sau khi rước Thánh giá hoàn cung và tế xuất tịch ở đền xong xuôi, buổi chiều, các cụ cửu, bát, thất và dân làng có lời mời các ơng thầy cúng ra làm lễ khu ơn tại sân đình.

Lễ khu ơn thực chất là lễ cúng chúng sinh. Theo quan niệm của dân làng, cứ nơi nào có hội hè là nơi đó có các âm hồn khơng nơi nương tựa đến để ăn bám. Vì vậy, khi lễ hội kết thúc, phải có lễ khu ơn để mời chúng sinh thụ hưởng lộc Thánh và đi khỏi làng để làng xóm được bình n.

Trên sân đình trước lễ cúng, Ban Khánh tiết cho đặt một nhang án nhỏ, bên trên đặt năm chiếc mũ cánh chuồn được làm bằng giấy với năm màu khác nhau tượng trưng cho “ngũ hành” ứng với “ngũ phương”. Từ ngồi cổng đình nhìn vào, chiếc mũ màu vàng được đặt ở giữa ứng với hành Thổ ở trung tâm; tiếp đến bên tay trái, chiếc mũ màu đen ứng với hành Thuỷ ở phương Bắc; bên tay phải, chiếc mũ màu đỏ ứng với hành Hoả ở phương Nam; ngoài cùng bên tay trái là chiếc mũ màu xanh ứng với hành Mộc ở phương đơng; ngồi cùng bên tay phải, chiếc mũ màu trắng ứng với hành Kim ở phương Tây. Theo các cụ cao niên, năm chiếc mũ này tượng trưng cho năm vị “ Quan ôn” trấn giữ năm phương, là những người có phép thuật, được mời về để trừ tà ma, bảo vệ dân làng.

Bên phải nhang án, thấp hơn một chút là trai bàn, nơi đặt áo mũ dành cho chúng sinh cùng cháo trắng và bỏng ngô.

Đến giờ hành lễ, ba ông thầy cúng chỉnh trang y phục, cả ba đều mặc áo thụng đỏ, đội khăn xếp đỏ. Thầy cúng bước vào chiếu, thắp nhang trên hương

án, rồi lấy nước thơm để sẵn trong chiếc chén nhỏ, dùng một cành lá xanh vẩy lên trên toàn bộ lễ vật làm lễ tẩy uế rồi mới bắt đầu buổi lễ.

Khi hành lễ, ba ông thầy cúng ngồi trên chiếc chiếu đầu tiên ngay dưới nhang án, người ngồi giữa, tay cầm quyển sách cúng bằng chữ Hán, vừa nhìn vừa khấn. Cịn hai người bên cạnh, một người gõ chiếc trống chầu, người khác gõ chiếc cảnh nhỏ điểm theo giọng khấn của ông thầy ngồi giữa. Ở các chiếu dưới, các vãi bà vận áo dài thâm, ngồi chăm chú theo dõi, thỉnh thoảng lại phụ hoạ một vài đoạn theo các ông thầy cúng bên trên.

Kết thúc buổi lễ, thầy cúng lấy một lá bùa nhỏ, là một mảnh giấy có viết các câu “thần chú” để trừ tà ma buộc vào cổ chân con gà trống, gọi là “kẹp bùa”. Sau khi kẹp bùa cho con gà xong, một người trong Ban Khánh tiết mang con gà phóng sinh ra khỏi cổng làng. Mọi người đều tin tưởng rằng, các chúng sinh sẽ theo chân con gà trống mà đi xa khỏi làng, không cịn quấy rối cuộc sống bình yên của dân làng được nữa.

Cuối cùng, Ban Khánh tiết bê toàn bộ mâm áo mũ chúng sinh cùng năm chiếc mũ “ngũ phương” ra hố tại chiếc lị hố vàng bên ngồi cổng đình. Chín bài vị của chín vị tổ họ trên hai vách đình cũng được đem ra hố. Khi tồn bộ số áo mũ đã cháy hết, người ta lấy chén rượu cúng trên nhang án đổ vào chỗ tro cịn nóng với hy vọng rằng các “Quan ôn” và chúng sinh sẽ nhận được số áo mũ đó.

Lễ hội khơng phải là một hiện tượng văn hố “nhất thành bất biến”. Lễ hội có biến chuyển. Cùng với dịng chảy của lịch sử, người dân Giang Xá vừa cố gắng kế thừa những giá trị truyền thống của cha ơng, vừa cố gắng cải biến nó cho phù hợp với không gian và thời gian hiện tại. Nhiều lễ thức đã được đơn giản hoá. Nhiều yếu tố của cuộc sống mới, của thời đại mới được đan xen với các yếu tố văn hoá truyền thống. Tất cả tạo nên một diện mạo đa dạng của hội làng ngày nay.

CHƯƠNG III

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO LỄ HỘI

Lễ hội dù ở quy mơ lớn hay nhỏ thì vẫn ln là cơng việc của cộng đồng, là sinh hoạt văn hoá tập thể. Chính vì vậy, để tổ chức nên một lễ hội thành công, không thể thiếu sự tham gia của cộng đồng. Từ việc chuẩn bị tài chính, chuẩn bị nhân lực cho đến việc thực hiện các nghi thức, các trò chơi đều địi hỏi sự tham gia của đơng đảo người dân. Và bản thân mỗi người trong cộng đồng cũng đều cảm thấy vinh dự và trách nhiệm khi được tham gia vào công việc chung.

Theo quan sát của chúng tôi, sự tham gia của người dân vào lễ hội có thể chia thành hai dạng: tham gia thơng qua các đại diện và tham gia trực tiếp. Biểu hiện rõ nhất của việc tham gia thông qua các đại diện là ở các cuộc họp và việc điều hành chung của lễ hội. Trong các cuộc họp, thành phần tham dự bao gồm: đại diện chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Ban Khánh tiết, Hội Đồng canh, Hội Phụ lão…). Khi đó, những người tham dự các cuộc họp sẽ là những người thay mặt để nói lên tiếng nói của tổ chức mà mình đại diện. Ví dụ, những việc liên quan đến Chính quyền sẽ do ơng Phó chủ tịch UBND hay ơng trưởng thơn chịu trách nhiệm. Trong khi đó, việc chuẩn bị lễ vật như thế nào, số lượng mỗi ngày là bao nhiêu…lại được giao cụ thể cho ơng trưởng Ban Khánh tiết. Ơng này có nghĩa vụ phải truyền đạt lại cho các thành viên khác trong ban mình và tổ chức thực hiện. Lúc này, vai trị cá nhân của họ hồn toàn mờ nhạt. Họ được đồng nhất với tổ chức mà trong đó họ là thành viên. Tiếng nói của họ khi đó là tiếng nói của Hội Đồng canh, của Ban Khánh tiết, của Hội Phụ nữ hay Mặt trận Tổ quốc…Và vì thế, cho dù khơng tham gia các buổi họp nhưng những thành viên khác trong hội vẫn có thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình thơng qua vai trị của người đại diện.

Ở loại tham gia thứ hai, các cá nhân trực tiếp tham gia vào lễ hội. Thực chất đây là việc cụ thể hóa những cơng việc đã được bàn trong các cuộc họp. Ví dụ, khi một Hội Đồng canh được giao nhiệm vụ khiêng kiệu, ông trưởng hội là đại diện cho anh em tham gia cuộc họp. Căn cứ vào điều kiện của hội mình mà

ơng ta có thể nhận hay khơng nhận cơng việc được giao. Nếu đã nhận cơng việc đó, sau cuộc họp, ơng này phải phân cơng cụ thể cho từng người trong hội mình. Như vậy, mỗi cá nhân khi đó sẽ trực tiếp đảm nhận một khâu trong lễ hội (khiêng kiệu, vác cờ, vác lọng…), họ trở thành một thành tố của tổng thể đó.

Trên thực tế, dù tham gia dưới hình thức nào thì đối với người dân nơi đây, ý thức về vị trí của mình trong tổ chức mà họ thành viên luôn luôn cao hơn ý thức về con người cá nhân của họ. Một hàng đô khiêng kiệu hay chân cờ đều tham gia với tư cách là thành viên của một tổ chức, một hội nào đó. Chính vì vậy, vai trị của các tổ chức xã hội (cả chính thức và phi chính thức) là rất to lớn. Nó góp phần điều chỉnh hành vi của các cá nhân, trao cho họ những trách nhiệm nhất định với cộng đồng. Vì vậy, để vận hành tồn bộ “bộ máy” lễ hội rất cần đến sự phối hợp giữa các tổ chức này. Trong đó mỗi tổ chức sẽ đóng những vai trò khác nhau.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w