Nhà thờ Thiên chúa giáo

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 27 - 30)

Nhà thờ xứ Giang Xá nằm ở vị trí giữa làng, gần với Trung đồ, đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận dân làng Giang theo đạo Thiên Chúa. Theo lời kể của ông chánh xứ, từ năm 1766, ở Giang Xá bắt đầu có người đi theo Cơng giáo, lúc bấy giờ có một người ở làng lấy vợ là người Cơng giáo ở Lại n. Sau đó, cùng với q trình truyền đạo, ở Giang Xá đã có ba họ đạo là họ Đỗ, họ Bùi và họ Nguyễn, sau này có thêm hai cửa họ nữa là họ Hồng và họ Phạm. Hiện nay ở Giang Xá có gần 300 người theo Thiên chúa giáo.

Nhà thờ Giang Xá được xây dựng vào năm 1930, với kiến trúc chính là một toà nhà được xây với hai tầng mái. Tầng dưới là khu giáo đường với mái trần được làm khum theo kiểu gọng vó. Tầng trên hẹp hơn, cao hơn, trên cùng là gác chuông. Từ khi được khởi công vào năm 1930, phải qua một thời gian dài, kiến trúc của nhà thờ mới hoàn chỉnh như hiện nay. Vào bên trong nhà thờ, chúng ta sẽ được cảm nhận một không gian thoáng đãng bởi các hàng cột chạy thẳng suốt chiều dài của toà nhà, các bức tường nối thẳng từ tầng mái dưới với tầng mái trên tạo thành các gian ngách hai bên, mỗi gian ngách có chiều rộng (từ cột đến tường) là 3m, chiều dài (từ cột nọ đến cột kia) cũng là 3 m. Giữa các gian ngách là lòng nhà thờ, rộng 9m. Đặc biệt, kiểu kiến trúc với trần vịm kiểu gọng vó càng tạo ra cho khu giáo đường một khơng gian thống đáng, rộng rãi.

Ngoài khu kiến trúc chính, trong khn viên của nhà thờ cịn có nhiều cơng trình phụ khác như nhà kho, sân, vườn cây, khu nhà ở của các tu sĩ trước đây…

Nhà thờ Giang Xá hiện nay do Ban hành giáo, ông trùm và các vị chức sắc họ đạo trông nom, là nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo của cộng đồng đồng bào Công giáo ở đây. Hàng ngày, tiếng chuông của nhà thờ luôn nhắc nhở các Giáo dân tâm niệm về những điều răn dạy của Chúa để sống “tốt đời đẹp đạo”, tiếng chuông nhà thờ điểm từng tiếng thong thả khơng chỉ có ý nghĩa đối với những người theo đạo mà nó đã trở thành một âm thanh quen thuộc trong cuộc sống bình yên của mỗi người dân Giang Xá như một bằng chứng cho tinh thần đoàn kết lương - giáo ở nơi đây.

Nằm trên vùng đất xứ Đoài giàu truyền thống, người dân Giang Xá từ bao đời nay đã lưu giữ và kế thừa những giá trị đó để tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay. Một Giang Xá đang từng bước đổi mới nhưng vẫn ln giữ lại cho mình những nét đẹp văn hố truyền thống của cha ơng. Đó chính là làng Giang Xá, khơng gian chính của lễ hội mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở các chương sau.

CHƯƠNG II

LỄ HỘI LÀNG GIANG XÁ

Kể từ năm 1955, trải suốt một thời gian dài làng Giang Xá không mở đại đám dài ngày mà chỉ có đám lệ một ngày. Mãi đến năm 1989, nhân dịp cụm di tích đình và đền của làng được Nhà nước cơng nhận là Di tích lịch sử và kiến

như đã thành thông lệ, cứ 5 năm một lần, làng Giang Xá lại nô nức vào đám. Cũng từ đó, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hố khơng thể thiếu của người dân nơi đây. Mỗi người dân Giang Xá đều mong mỏi đến năm làng mở đại đám để được chứng kiến cái khơng khí tưng bừng tràn ngập trên khắp mảnh đất quê hương mình.

Hội làng Giang Xá ngày nay được tổ chức từ ngày 11 đến 14 tháng Giêng. Trong đó ngày 11 là chính hội, có tổ chức rước nghinh Thánh giá từ đền về đình. Hội làng Giang Xá ngày nay là sự kết hợp của hội làng và hội lệ ngày xưa. Trước đây, theo trí nhớ của dân làng, sau khi tách khỏi xã Lưu Xá (khoảng vào đời Thành Thái), làng Giang và làng Lưu cùng thờ chung một Thánh. Vì vậy, “gián niên nhất lệ”, năm chẵn làng Lưu mở hội, năm lẻ mới đến làng Giang. Nhưng đó cũng chỉ là hội lệ, chỉ kéo dài một ngày. Cịn đại đám thì rất hiếm khi làng tổ chức, khoảng 5 năm, 10 năm hay 15 năm, chỉ khi nào trong làng có nhiều việc vui, mùa màng bội thu thì dân làng mới mở đám và tổ chức rước nghinh vào ngày 12 tháng Giêng. Nhưng đã mở hội thì thường kéo dài từ 10 đến 16 ngày, thậm chí có năm phải sang tháng Hai (âm lịch) mới tế xuất tịch, giã đám.

Trung tâm của lễ hội làng Giang chính là vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế, người đã được dân làng tơn làm Thành hồng. Tất cả những truyền thuyết về Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân đã lắng đọng trong tâm thức của người dân, nó trải cùng thời gian và trở nên sống động hơn bao giờ hết trong lễ hội nơi đây. Mọi sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người anh hùng này đều được người dân Giang Xá ghi nhớ và trân trọng. Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 1500 ngày sinh của Người (theo truyền thuyết ở địa phương thì Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quí Mùi (503)), dân làng có nguyện vọng mở hội để tưởng nhớ sự kiện này nhưng vì điều kiện khơng cho phép nên các cụ cao tuổi trong làng mới quyết định năm Giáp Thân sẽ mở hội vào tháng Giêng, cũng là dịp để kỷ niệm 1460 năm ngày Lý Bí lên ngơi Hồng đế và thành lập nên nhà nước Vạn Xn. Chính vì vậy, tuy không đúng vào năm mở hội theo thông lệ (nếu đúng theo lệ 5 năm

một lần thì đến năm 2005 mới là năm làng mở hội) nhưng người dân Giang Xá vẫn nơ nức chuẩn bị và chờ đón ngày vào đám.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w