THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 97 - 102)

thiên hạ” tập hợp nhau lại, mỗi người đóng góp một khoản tiền nhỏ, giao cho một người làm trưởng nhóm, phụ trách việc sửa lễ và đóng góp cơng đức. Họ coi đây là dịp để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng nơi mình đã sinh ra. Đồng thời cũng là cách “chứng tỏ” truyền thống của “người làng mình” đối với họ hàng, bạn bè bên nhà chồng.

Sau nhiều năm vắng bóng, hội làng lại được mở và trở thành nơi thú hút đông đảo người dân tham gia. Trong việc tham dự vào lễ hội, ta thấy có nhiều tổ chức, nhiều nhóm xã hội khác nhau. Có nhóm của người cao tuổi, nhóm của phụ nữ, nhóm của nam giới, lại có cả sự tham gia của các em thiếu nhi, của các đồn thể chính trị - xã hội. Mỗi nhóm xã hội khi tham gia vào lễ hội đều thể hiện những vai trò khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều làng khác ở đồng bằng Sơng Hồng, trong q trình vận động để khơi phục lễ hội, người dân làng Giang Xá có xu hướng tìm lại những hình thức tổ chức đã có trong xã hội cổ truyền. Đó là các tổ chức tự nhóm họp của nhân dân như các Hội Đồng canh, Hội Phụ lão, Ban Khánh tiết, Ban Bộ lễ…Các tổ chức này thể hiện cho tinh thần cố kết cộng đồng và năng lực tự quản của cộng đồng ở nơng thơn. Qua đây có thể thấy rằng, nhiều giá trị truyền thống vẫn được bảo lưu trong xã hội nông thôn ngày nay.

IV. THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH THAMGIA GIA

Theo cách dùng từ của tác giả Lê Trung Vũ, những người tham gia, tổ chức lễ hội được gọi là các “nhân vật” hội (10,81). Những con người thường ngày vẫn tần tảo với công việc đồng ruộng, chợ búa, với những lo toan của cuộc sống. Vậy mà đến ngày vào hội, họ bỗng hoá thân thành vị chủ tế oai nghiêm, thành những chân cờ, chân kiệu, thành những nhạc công….Tất cả mọi người trong làng đều có phần việc của mình, đúng với tuổi tác, giới tính và chức năng, tuỳ thuộc vào sự “phân vai” theo yêu cầu của nghi lễ. Tham gia vào lễ hội, mọi

người phải “nhập vai” theo đúng vai diễn của mình, từ trang phục đến cử chỉ, động tác, ngơn ngữ…tất cả đều khác với những sinh hoạt thường ngày.

Có thể ngày hơm trước, ơng Nguyễn Văn Đàm (65 tuổi) vẫn chỉ là một người nơng dân rất đỗi bình thường, vẫn cấy cày trên đồng ruộng của mình. Nhưng đến ngày làng vào hội, ông Đàm bỗng trở thành vị chủ tế oai nghiêm, người thay mặt dân làng trình diện trước bàn thờ Thành hoàng. Tất cả cử chỉ, ngơn ngữ của ơng ta đều được hình tượng hố thành các nghi thức trang trọng.

Những cô gái, những chàng trai ngày ngày vẫn tới trường học, vậy mà khi vào lễ hội, họ trở thành những tướng ông, tướng bà, những sĩ, tượng, xe, pháo… xúng xính trong những bộ trang phục cầu kỳ, diêm dúa. Cách đi đứng của họ cũng phải tuân theo những qui định nghiêm ngặt, phải nhịp nhàng với tiếng trống hiệu của các bà Cai cờ.

Không chỉ nhập vai mà trong một vài thời điểm nào đó, những người tham gia còn “nhập thân” vào lễ hội. Người ta đã được chứng kiến cảnh những bé gái trong hội sênh tiền thức dậy từ 2 giờ sáng trong thời tiết giá rét, liên tục gõ nhịp theo đoàn rước cho đến giữa trưa mà không hề sai nhịp hay tỏ ra mệt mỏi. Hay những chàng trai trong vai các hàng đô phù giá dồn dập lên Thượng cung nghinh Thánh giá với một khí thế vơ cùng khẩn trương trong tiếng vỗ tay reo hò của những người xung quanh. Tất cả mọi người dường như đã quên đi con người thật, quên đi cuộc đời thật của mình, để được “thăng hoa trong một khơng gian và thời gian phi trần tục”(9,243).

Trên cái sân khấu lễ hội, tất cả các hoạt động từ tế lễ đến rước xách đều là các vở diễn mà các nhân vật hội phải tham gia. Tuy nhiên, khác với các cuộc trình diễn thơng thường tại các rạp hát, các vở diễn trong lễ hội được dành cho một đối tượng hồn tồn đặc biệt - thần linh. Chính vì vậy, tất cả các lễ thức trong ngày hội đã được cố định thành trật tự có hệ thống, thể hiện lịng tơn kính của dân làng đối với thần linh. Cùng với thời gian, các lễ thức này đã trở thành khuôn mẫu được duy trì qua nhiều thế hệ. Nó địi hỏi ở những người tham gia, những người đóng vai một thái độ và một tinh thần trách nhiệm thật sự nghiêm túc.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, trước đây, mỗi lần tổ chức hội, không thể thiếu được bất cứ lễ thức nào, bởi chúng đã trở thành một hệ thống cố định, chặt chẽ. Các lễ thức này bao gồm :

Lễ phong y

Các đám rước, bao gồm: rước phụng nghinh hồi đình, rước văn, rước cỗ, rước hồn cung

Tế Đại tế Lễ thờ đêm Lễ khu ôn

Tất cả các lễ thức trên là những yếu tố quan trọng của lễ hội. Dân làng tin rằng, thơng qua chúng, họ có thể thể hiện lịng ngưỡng mộ, tơn vinh của mình đối với thần linh và cầu mong sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên ấy.

Sau nhiều năm đứt đoạn, hội làng Giang Xá được khôi phục trở lại, các cụ và dân làng cố gắng tìm lại trong những ghi chép của các lớp người đi trước để định ra việc tổ chức, chọn ra các nghi thức trong lễ hội. Sau 3 lần lễ hội được mở (1989, 1994, 2000), hệ thống các nghi lễ đã được khôi phục trở lại theo đúng trình thức xưa kia, từ lễ phong y, các đám rước cho đến lễ thờ đêm, lễ khu ôn. Tuy nhiên, để phù hợp với những yêu cầu mới của cuộc sống đương đại, nhiều nghi thức đã buộc phải giản lược bớt một số khâu. Việc rước văn trong dịp lễ hội năm 2004 là một ví dụ. Cũng như các năm trước, các cụ cao tuổi trong làng đề nghị xin được rước văn trước các buổi tế trong hai ngày 12 và 13. Đối với việc tổ chức lễ hội nói chung và việc tế thần nói riêng, rước văn là một nghi thức rất quan trọng. Những năm làng mở đại đám, đều tổ chức rước văn từ nhà chủ văn ra đình. Dân làng tin rằng, trong bản văn có ghi các duệ hiệu (mỹ tự) của Thánh nên trong các dịp lễ hội phải dùng kiệu Giá văn để rước văn ra đình. Nếu khơng rước văn là đã mắc tội bất kính với Người. Đoàn rước văn cũng phải đầy đủ nghi trượng như trống, chiêng, gươm vàng, gươm cẩn, cờ hiệu, dùi đồng phủ việt, Văn kiên, Tề kiên, cờ ngũ phương, kèn, trống, bát âm, múa lụa, sênh tiền. Nói chung, cũng phải huy động một lực lượng lớn hàng đô, chức việc tham gia.

Rõ ràng, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc rước văn trong hệ thống các nghi thức của lễ hội. Đó là một cách để người dân thể hiện niềm tin của mình vào sức mạnh và sự linh thiêng của thần Thành hoàng. Tuy nhiên, khả năng trên thực tế lại không cho phép người ta thực hiện được việc rước văn theo đúng phong tục xưa kia. Như chúng ta đã biết, phần lớn những người tham gia vào đám rước văn cũng được lấy từ các Hội Đồng canh đang trong độ tuổi lao động và các cháu thiếu nhi ở độ tuổi cịn đi học. Chính vì vậy, dù mọi người rất muốn tham gia, muốn đem một phần cơng sức của mình để phục vụ cho việc tâm linh của cộng đồng, đồng thời cũng là để thoả mãn một phần tâm linh của chính mình. Nhưng trên thực tế, người ta không thể để các cháu học sinh nghỉ học, cũng như nhiều hàng đô không thể xin nghỉ làm nhiều ngày liên tục. Thậm chí, Ban tổ chức đã rất cố gắng, cử người xuống tận trường học của các cháu để xin nghỉ. Nhưng nhà trường, dù rất thơng cảm cũng chỉ có thể cho các cháu nghỉ một ngày. Trong khi đó, có những Hội Đồng canh, đến phút cuối cùng buộc phải xin rút khỏi danh sách chỉ vì khơng thể tập trung đủ các thành viên. Cuối cùng, những khó khăn về vấn đề nhân lực phục vụ đoàn rước đã buộc Ban Tổ chức phải chuyển sang hình thức đệ văn để thay thế cho việc rước văn.

Qua một ví dụ trên, chúng ta thấy, trong bối cảnh của q trình hiện đại hố đang diễn ra ngày nay, cuộc sống với những diễn biến rất sơi động của nó đang cuốn con người vào hàng loạt các hoạt động với những địi hỏi khắt khe về thời gian. Chính vì vậy, đơi khi con người khơng thể dung hồ giữa cuộc sống tâm linh và cuộc sống thế tục. Họ sẵn sàng tham gia vào lễ hội như một cách để thể hiện niềm tin đó với vị thần bảo hộ của cộng đồng. Nhưng cuộc sống với những công việc bận rộn không cho phép họ dành nhiều thời gian cho việc thoả mãn các nhu cầu tâm linh. Chính vì vậy, để phù hợp với cuộc sống của thời đại, một số lễ thức xưa buộc phải đơn giản hoá, phải lược bớt một số khâu.

Không chỉ vấn đề thời gian mà cả lối sống và tâm lý đương thời cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của những người tham gia lễ hội ngày nay. Đối với phần đông mọi người, tham gia vào lễ hội vẫn là trách nhiệm của họ đối với cộng đồng. Trách nhiệm này xuất phát từ niềm tin vào sự bảo trợ, sự phù hộ của

thần Thành hoàng đối với các hoạt động trong cuộc sống của cả làng. Tuy nhiên, con người đương đại đã có khơng ít những thay đổi trong quan niệm và trong lối sống. Tính áp chế của cộng đồng đối với các hành vi của cá nhân có phần nào đã giảm xuống. Việc một sơ suất nhỏ của một người có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của cả làng khơng cịn là điều khiến nhiều người phải lo sợ. Chính vì vậy, đơi khi người ta được chứng kiến cảnh các hàng đô ăn vận khá xộc xệch, người ta ít chú ý hơn đến vấn đề chỉnh chu trong trang phục. Nhiều người dù đã cố gắng sắm sửa quần áo theo đúng màu sắc quy định của làng nhưng họ lại không để ý xem bộ trang phục đó được may theo kiểu dáng nào và chất liệu ra sao. Những trang phục hiện đại, những đôi giày da, giày thể thao xuất hiện khá phổ biến trong đồn rước.

Khơng chỉ là vấn đề trang phục, đơi lúc, những hành động tuỳ tiện, những thói quen bắt nguồn từ cuộc sống đời thường của nhiều người cũng làm giảm đi cái tính chất thiêng liêng của đám rước. Cái cảnh các hàng đô nghiêm trang, yên lặng trong suốt quãng đường đi của các đoàn rước trong những lễ hội trước đây dường như chỉ còn là ký ức của lớp người cao tuổi. Ngày nay, trong khi đám rước được tiến hành, các hàng đơ có thể chạy ngược chạy xi hay nói chuyện, bàn tán với nhau. Những lúc đoàn kiệu dừng lại, một vài người tranh thủ hút điếu thuốc lá như một cách để chống lại cái rét của buổi sáng sớm. Hay khi trên sân đình, trước buổi tế nhập tịch, một ông quan viên Chấp sự sau khi đốt một cây nến để chuẩn bị cho buổi tế, nhân tiện dùng ln cây nến đó để châm điếu thuốc mà ơng ta đang ngậm trên mơi. Cái khơng khí trần tục của cuộc sống đời thường dường như đang len lỏi và có phần lấn át cái tính chất thiêng liêng vốn có của lễ hội.

Ngồi những người trực tiếp phục vụ lễ hội, những người chỉ đơn thuần là đi xem hội cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội, bởi như GS. Trần Quốc Vượng đã từng nói, “ ý thức và cảm xúc của họ vẫn là ý thức và cảm xúc của những người tham dự, những người nhập cuộc (engages) trong “hội làng quê ta”, vơ hình trung cũng thủ vai trong “đám hội” (29,218).

Quả thật, lễ hội sẽ mất đi cái khơng khí náo nhiệt của nó nếu khơng có đơng đảo những người dân trong, ngoài làng chậm rãi đi lên, đi xuống theo suốt hành trình của đám rước. Cũng như các cuộc đấu trí trên sân cờ sẽ kém hấp dấn nếu thiếu những người xem đứng xung quanh. Và không chỉ đơn thuần là xem hội, những người đó cịn giao lưu tình cảm với các hàng đơ, bởi đó là cha, là anh, là chồng họ, với các quân cờ, bởi đó là con, là em họ. Đồng thời, họ cũng chia sẻ cảm xúc với những người dự hội khác, bởi đó là bạn bè, láng giềng, họ hàng của họ. Rõ ràng, sự “nhập cuộc” của người xem là một yếu tố không thể thiếu trong tổng thể lễ hội. Nhưng điều đáng tiếc là ở chỗ, dường như ngày nay, người xem có phần “nhập cuộc” hơi thái q. Họ trị chuyện, cười nói, thậm chí trêu ghẹo các hàng đô. Hay giữa lúc các trận đấu vẫn đang diễn, người nhà của các quân cờ vẫn thản nhiên đứng vào trong sân để chụp một vài kiểu ảnh kỷ niệm với con em mình.

Có thể thấy, về cơ bản, khn mẫu văn hoá truyền thống vẫn được người dân Giang Xá bảo lưu và kế thừa. Tuy nhiên, tác động của những nhân tố mới của cuộc sống đương đại đã buộc họ phải gia giảm một số yếu tố. Sự thay đổi này chưa làm mất đi hay biến dạng các khn mẫu đó. Nhưng trên thực tế, các mâu thuẫn mới đang nảy sinh cũng đặt ra cho chúng ta nhiều trăn trở. Đó là mâu thuẫn giữa cái trần tục và cái thiêng liêng, giữa cái cũ và cái mới…tất cả đều được biểu hiện rất rõ qua thái độ của những người dân đương đại- những nhân vật hội, trên cái sân khấu lễ hội.

Một phần của tài liệu ổngquan về lễ hội làng Giang Xá (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w